Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

EU kêu gọi hành động hợp lực rút các gói hỗ trợ kinh tế

Liên minh châu Âu (EU) đã thúc giục nhóm các nước G20 phê chuẩn thời gian tiến hành rút các gói hỗ trợ kích thích kinh tế.
Trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, các quốc gia đã đưa ra rất nhiều biện pháp từ các thế chấp vay nợ tới những hủy bỏ thuế đặc biệt với nỗ lực duy trì tăng trưởng

Theo EU sự rút khỏi các gói kích thích kinh tế sẽ giúp phục hồi niềm tin và giảm nguy cơ thiệt thòi cho một số quốc gia. EU cho biết họ cũng xem xét lại việc đưa ra quyết định đánh thuế giao dịch toàn cầu đối với các ngân hàng. Trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, các quốc gia đã đưa ra rất nhiều biện pháp từ các thế chấp vay nợ tới những hủy bỏ thuế đặc biệt với nỗ lực duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, tác động đối với lĩnh vực tài chính công là quá lớn và EU cho rằng đã đến lúc nên tiến hành rút đi những gói cứu trợ đó. G20 cho hay “Nhóm các nước G20 nên phê chuẩn cho chiến lược rút khỏi các gói cứu trợ biệt hóa và có sự phối hợp nhằm đảm bảo tính bền vững cho các nguồn tài chính công. Mặc dù phạm vi, trình tự và thời gian của các giải pháp này phải được thiết kế phù hợp với các điều kiện hiện hành của từng thành viên thuộc nhóm G20 nhưng sự hợp tác giữa các chính phủ có thể giúp tạo ra những hiệu ứng sâu rộng".

Áp thuế vào các ngân hàng

Thư tín từ ông Herman Van Rompuy - Chủ tịch Ủy ban châu Âu và ông Manuel Barroso - Chủ tịch Hội đồng châu Âu cũng đưa ra một đề suất về hợp tác toàn cầu về việc đánh thuế vào các ngân hàng. Hầu hết các thành viên của EU đều có cùng quan điểm rằng nên có một mức thuế nhỏ đánh vào mỗi giao dịch tài chính quốc tế, tuy nhiên, cũng có những bất đồng về việc liệu đề sxất này có thành công nếu không có sự phê chuẩn của mỗi thành viên thuộc G20. Các thành viên của G20 đặc biệt là Anh, Đức và Pháp cũng sẽ hướng tới thực hiện áp thuế vào các ngân hàng và xây dựng xã hội. Theo nội dung của bức thư tín “Chúng tôi cho rằng các hoạt động toàn cầu về áp thuế đối với các định chế tài chính quốc tế nên tiếp tục được duy trì trên phạm vi toàn cầu. Quyết định về một mức thuế giao dịch tài chính toàn cầu cũng nên được xem xét kỹ lưỡng và phát triển hơn nữa trong bối cảnh đó".

Sự phản đối

Tuy nhiên, đề xuất của EU cho các động thái đối với các giải pháp kích thích kinh tế và một mức thuế giao dịch có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối kiên quyết từ Mỹ, thành viên có ảnh hưởng nhất trong G20. Tổng thống Barack Obama đã đưa ra những cảnh báo về việc đưa ra một mức thuế giao dịch. Ông cũng đã bày tỏ sự lo lắng trong việc rút đi các gói giải pháp kích thích kinh tế quá nhanh. Ông cho biết “Ưu tiên hàng đầu của chúng ta tại Toronto phải là đảm bảo và cải thiện quá trình bình ổn kinh tế. Chúng ta đã rất nỗ lực hành động để tìm ra giải pháp cho phục hồi tăng trưởng nên chúng ta không thể chùn bước hay nản chí vào lúc này. Điều này cũng có nghĩa rằng chúng ta nên khẳng định lại sự hợp nhất các mục đích trong việc đưa ra hỗ trợ chính sách cần thiết cho việc duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững”.

BBC

ĐỌC THÊM