Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu thô giao sau giảm sau khi Thượng Nghị viện Mỹ từ chối cứu trợ tài chính cho ngành ô tô

 
Dầu thô đã giảm xuống dưới 45$ một thùng sau khi Thượng nghị viện Mỹ từ chối kế hoạch cứu trợ cho các hãng ô tô, làm tăng thêm mối lo ngại rằng cuộc suy thoái kéo dài thêm sẽ cắt giảm nhu cầu về nhiên liệu.
 
Thất bại của gói cứu trợ 14 tỉ $ làm tăng thêm nguy cơ General Motors Corp. và Chrysler LLC sẽ đi đến phá sản, làm tình trạng mất việc làm trở nên căng thẳng hơn, và giảm sản lượng công nghiệp tại đất nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất trên thế giới này. Goldman Sachs Group Inc đã giảm mức giá trung bình mà họ dự đoán trong năm tới và cho biết dầu thô có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 39$/thùng trong quý I.
 
“Chúng ta đang nói về hàng trăm trong số hàng nghìn công ăn việc làm, vì thế toàn bộ vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không có giải pháp,” theo ông Jochen Hitzeld, một nhà phân tích tại UniCredit Markets & Investment Banking ở Munich. “Các con số chỉ ra một sự suy yếu của nhu cầu, mà nhu cầu này chỉ có thể đem so sánh với những năm 1980.”
 
Dầu thô giao tháng 1 đã giảm 3,13$ hay 6,5% còn 44,85$/thùng trong phiên giao dịch điện tử tại sàn New York Mercantile Exchange. Lúc 11h05 sáng giờ Luân Đôn là 44,91$/thùng.
 
Chứng khoán và chỉ số giá hàng hóa giao sau của Mỹ cũng giảm sau khi Thượng nghị Viện Đảng cộng hòa và Đảng Dân chủ đàm phán thất bại không nhất trí trong việc phê chuẩn một đạo luật theo đó quy định các hãng ô tô liên doanh sẽ giảm lương sớm hơn trong năm tới.
 
Dầu thô Brent giao tháng 1 đã giảm 3,21$ hay 6,8%, còn 44,18$/thùng lúc 11h04 sáng tại sàn ICE Future Europe tại Luân Đôn. Ngày trước đó giá đã tăng 4,99$ hay 12% lên 47,39$/thùng, lần tăng nhiều nhất trong một ngày kể từ tháng 3 năm 1998.
 
Tiêu dùng co lại:
 
Goldman Sachs đã hạ mức giá dầu trung bình mà họ dự đoán trong năm 2009 từ 80$ xuống còn 45$ một thùng sau cuộc suy thoái lần đầu tiên xảy ra đồng thời ở cả Mỹ, châu Âu và Nhật bản kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm giá dầu giảm 53% trong năm đó, sau 6 năm tăng liên tiếp.
 
Cơ quan năng lượng quốc tế tại Paris,cho biết nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới năm nay sẽ rút lại, lần đầu tiên từ năm 1983, và làm giảm triển vọng của năm 2009.
 
Tiêu dùng trên thế giới sẽ giảm 200 000 thùng mỗi ngày hay 0,2% trong năm 2008, IEA cho biết trong một bản báo cáo ra ngày hôm qua. Sự phát triển về nhu cầu của năm tới có thể bị xóa sạch nếu suy thoái kinh tế tiếp tục lún sâu hơn, cơ quan này cho biết.
 
“Tôi cho rằng nhu cầu sẽ tiếp tục giảm vì tình hình kinh tế sẽ tiếp tục tồi tệ hơn cho đến nửa đầu năm 2009,” ông Jonathan Kornafel,trưởng đoàn khu vực châu Á tại Hudson Captital Energy ở Singapore. “Việc tăng giá của ngày hôm qua chỉ là một phản ứng thái quá đối với thay đổi trong giai đoạn khó khăn này.”
 
Sản lượng của OPEC :
 
Hôm qua dầu tăng giá sau khi bộ trưởng dầu mỏ của Arap Saudi cùng ngày cho biết ông đã cam kết giảm sản lượng với OPEC, một dấu hiều cho thấy nguồn cung trên thế giới sẽ nhỏ hơn ước tính của các thương gia.
 
Sản lượng của Arap Saudi là “hoàn toàn” bằng với mức hạn ngạch của OPEC, bộ trưởng Ali Al-Naimi cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm qua.
 
Ông Al-Naimi cho biết vương quốc này đã cung cấp 8,493 triệu thùng dầu mỗi ngày hồi tháng 11, gần bằng với hạn ngạch của OPEC là 8,477 triệu thùng/ngày. Như thế là ít hơn 287 000 thùng/ngày so với ước tính của IEA.
 
OPEC sẽ họp vào 17/12 ở Algeria để bàn bạc về việc cắt giảm thêm sản lượng. Tổ chức này đã nhất trí giảm 1,5 triệu thùng mỗi ngày hôm 24/10.
 
“Tôi nghĩ mức giảm từ 1 đến 1,5 triệu thùng một ngày là khá hợp lý” ông Hitztfeld của UniCredit cho biết. “Chúng ta cũng thấy một dấu hiệu Nga sẽ hợp tác cùng thực hiện với OPEC.”
 
 

ĐỌC THÊM