Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Gia hạn cắt giảm sản xuất của OPEC sẽ được thực hiện hay không?

Cuộc họp vào ngày 25 tháng 5 của OPEC, nơi các bộ trưởng sẽ xem xét việc mở rộng hiệp ước cắt giảm sản lượng, chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến lúc đó. Hầu hết các tín hiệu hiện đang hướng tới khả năng gia hạn thêm ít nhất ba tháng nữa. Tuy nhiên, vẫn còn một số lý do để nghi ngờ.

Việc mở rộng hiệp ước sẽ có khả năng gây ra một đợt tăng giá trong ngắn hạn và ít nhất là ổn định giá ở mức thấp của phạm vi 50 USD/thùng. Việc không mở rộng hiệp ước có thể khiến giá dầu giảm đáng kể.

Các dấu hiệu gần đây có lợi cho việc gia hạn dễ dàng bao gồm:

Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih (thành viên quyền lực nhất của OPEC) nói trong một cuộc họp báo ở Abu Dhabi tuần trước rằng bất chấp "mức cam kết mạnh mẽ trong ba tháng qua," OPEC và các nước sản xuất bên ngoài OPEC vẫn chưa đạt được mục tiêu cắt giảm tồn kho dầu thô toàn cầu. Ông Al-Falih trước đây nói rằng mục tiêu của OPEC là đưa hàng tồn kho toàn cầu xuống mức trung bình 5 năm. Vào cuối tháng 2, mức tồn kho dầu mỏ ở các nước OECD là cao hơn 336 triệu thùng so với mức mục tiêu đó. Điều này cho thấy Saudi Arabia sẽ tìm cách gia hạn hạn ngạch cắt giảm hiện tại ít nhất là trong khoảng thời gian từ ba đến sáu tháng.

Các bộ trưởng năng lượng từ các quốc gia vùng Vịnh (Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar, UAE và Oman) đã phát tín hiệu họ đã đạt được thỏa thuận sơ bộ để mở rộng hiệp ước cắt giảm sản xuất. Bahrain và Oman không phải là thành viên OPEC, nhưng 2 nước này đã tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản xuất cùng với chín nước sản xuất dầu khác vào tháng 12 năm ngoái. Dường như những quốc gia này có ý định xây dựng một sự đồng thuận rộng hơn giữa các nước sản xuất bằng cách sử dụng thỏa thuận sơ bộ này làm cơ sở. Tuy nhiên, chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được công bố.

Tại cuộc họp Ủy ban Hợp tác Kỹ thuật OPEC/ngoài OPEC vào tuần trước tại Vienna, các thành viên đã khuyến cáo rằng thỏa thuận sản xuất nên được kéo dài thêm sáu tháng sau khi hết hạn vào tháng 6. Đại diện của Kuwait, Venezuela, Algeria, Nga và Oman đã xem xét mức độ sản xuất từ ​​tất cả các nước tham gia và kết luận rằng mặc dù việc tuân thủ mức cắt giảm đã cải thiện trong suốt hai tháng qua, thỏa thuận vẫn cần được mở rộng để giúp giải quyết vấn đề dư thừa dầu thô.

Mặt khác, có những dấu hiệu cho thấy một số nhà sản xuất chủ chốt hoài nghi về việc gia hạn hiệp ước. Những rủi ro này đến từ một số nước sản xuất lớn nhất và có thể gây nguy hiểm cho sự thành công của một việc đàm phán mở rộng cắt giảm sản lượng.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã cho thấy rằng ông sẽ tham dự cuộc họp tiếp theo của OPEC để thảo luận mở rộng việc cắt giảm sản xuất, nhưng ông vẫn chưa xác nhận liệu Nga có cần phải sự gia hạn hiệp ước như vậy hay không. Thoả thuận và sự tham gia của Nga là chìa khóa của thỏa thuận chung của OPEC vào tháng 11 năm ngoái. Vào thời điểm đó, Nga đã đồng ý cắt giảm 300.000 thùng/ngày trước khi các nhà sản xuất khác không thuộc OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng. Có một số căng thẳng giữa Nga và Saudi Arabia về việc Nga không thực hiện đầy đủ cam kết cắt giảm được giao trong vài tháng qua và có vẻ như ông Novak sẽ phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng trong việc thuyết phục các công ty Nga đồng ý tiếp tục cắt giảm. Ngay bây giờ, sự đồng ý và tuân thủ của Nga là mối đe dọa hàng đầu đối với việc mở rộng hiệp ước cắt giảm sản lượng.

Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai trong OPEC, đã rất chỉ trích hiệp ước cắt giảm sản lượng OPEC ban đầu và không thành công trong việc tìm kiếm quyền miễn trừ. Iraq đã cắt giảm sản lượng trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong tháng 3 Iraq đã tăng sản lượng. Thuyết phục để Iraq ký kết gia hạn hiệp ước ba hoặc sáu tháng sẽ là vô cùng khó khăn nhưng rất quan trọng. OPEC chỉ thông qua các chính sách theo sự đồng thuận. Nhà lãnh đạo của liên minh cầm quyền Iraq gần đây đã nói: "Iraq có quyền hy vọng được các nước thành viên OPEC miễn trừ." Hiện tại chỉ có Nigeria và Libya được miễn giảm sản xuất từ  cắt giảm khai thác OPEC, và Iran chịu ít sự ràng buộc với cam kết hơn. Đây sẽ là một cuộc chiến khó khăn cho Iraq để đàm phán về khả năng mình được miễn trừ, nhưng sự khăng khăng của Iraq đồng thời cũng có thể đe doạ sự đồng thuận của OPEC.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM