Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng ngăn không cho giá dầu sụp đổ

 

Thị trường dầu đang phải đối mặt với thâm hụt nguồn cung trong ngắn hạn, mặc dù các vết nứt ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu trì trệ. Đồng thời, thị trường đã sẵn sàng cho tình trạng thừa cung lớn trong năm tới.

Sự kết hợp của việc cắt giảm OPEC +, sự gián đoạn nguồn cung ngày càng tồi tệ ở Iran và Venezuela, và sự chậm lại trong đá phiến của Mỹ đều giúp thắt chặt cân bằng. Nửa cuối năm 2019 có thể chứng kiến ​​một tốc độ giảm đáng kể của tồn kho dầu, xóa đi sự dư cung.

Quả thực, mức độ không chắc chắn và rủi ro đối với nguồn cung dầu toàn cầu là đáng kinh ngạc, số lượng và khối lượng gián đoạn sản xuất không kiểm soát trên toàn thế giới trong lịch sử đã đẩy giá dầu tăng vọt. OPEC đang cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày, Venezuela đã mất khoảng 1 triệu thùng/ngày so với mức 2017, và xuất khẩu của Iran đã giảm hơn 2 triệu thùng/ngày kể từ khi Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt vào năm ngoái. Trong khi đó, các cuộc tấn công vào tàu chở dầu và căng thẳng leo thang ở Vịnh Ba Tư thậm chí còn gây nguy hiểm hơn cho nguồn cung.

Theo số liệu tháng 7, xuất khẩu dầu của Iran đã giảm xuống mức thấp 450.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Iran, Brian Hook, nói rằng con số xuất khẩu đó có thể giảm xuống còn khoảng 100.000 thùng/ngày, gần với mức zero mà ông đã nhắm tới. “Chúng tôi đã loại bỏ một cách hiệu quả dầu xuất khẩu của Iran”, ông Hook phát biểu trong một cuộc họp báo tại New York. “Tôi không thể cường điệu tầm quan trọng của thành tựu này”. Các biện pháp trừng phạt khắc khe của Mỹ đã ngăn chặn hiệu quả xuất khẩu dầu của Iran, nhưng chúng cũng đã gây thiệt hại lớn cho người dân Iran, khi nền kinh tế nước này phải gánh chịu thiệt hại và bệnh viện phải vật lộn để có đủ nguồn thuốc men.

Số lượng xuất khẩu dầu chính xác do Hook cung cấp khác với các nguồn khác, nhưng dù sao đi nữa, xuất khẩu của Iran cũng đã giảm đáng kể so với mức xuất khẩu khoảng 2,5 triệu thùng/ngày từ đầu năm 2018.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo rằng các tuyến đường biển quốc tế “không thể có được sự an ninh như trước” nếu xuất khẩu dầu của Iran hoàn toàn bị ép về zero. “Vì vậy, áp lực đơn phương đối với Iran không thể là lợi thế của họ và sẽ không có được sự an ninh của họ trong khu vực và trên thế giới”, ông Rouhani nói thêm.

“Trong khi đó, sự cân bằng thị trường ngắn hạn đã được thắt chặt hơn một chút do việc giảm nguồn cung từ các nước OPEC”, IEA cho biết trong Báo cáo thị trường dầu tháng Tám. “Nếu sản xuất dầu thô của OPEC trong tháng 7 ở mức 29,7 triệu thùng/ngày được duy trì cho đến năm 2019, thì mức giảm tồn kho trong nửa cuối năm nay là 0,7 triệu thùng/ngày, cũng giúp tốc độ tăng trưởng sản xuất ngoài OPEC chậm hơn”.

Nói tóm lại, thị trường đang ở trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, và rủi ro địa chính trị thậm chí còn gây ra nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, giá dầu vẫn đang giảm.

Đó là bởi vì ngay cả khi nhiều nhà phân tích nhìn thấy sự thiếu hụt nguồn cung, nhưng nhu cầu suy yếu dường như đang khiến các nhà dự báo bất ngờ. Trong nửa đầu năm 2019, nhu cầu chỉ tăng 0,6 triệu thùng/ngày, mà phần lớn là nhờ sự gia tăng 0,5 triệu thùng/ngày ở Trung Quốc. Nói cách khác, bên ngoài Trung Quốc, nhu cầu dầu hầu như không tăng.

Tồn kho dầu của Mỹ đã giảm trong báo cáo mới nhất từ EIA, điều này dường như đưa ra một số bằng chứng nhỏ ủng hộ quan điểm cho rằng thị trường đang trong tình trạng thiếu hụt và tồn kho sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, tác động tăng giá đã bị san lấp bởi sự gia tăng của tồn kho xăng. “Báo cáo tồn kho đã bị mờ nhạt bởi sự gia tăng bất ngờ của các kho dự trữ sản phẩm dầu: trữ lượng xăng tăng thêm 312.000 thùng trong khi các kho dự trữ chưng cất thậm chí tăng 2,6 triệu thùng”, Commerzbank cho biết trong một lưu ý. “Tồn kho xăng thường giảm vào thời điểm này trong năm do nhu cầu theo mùa cao”.

“Chỉ một vài tuần trước khi kết thúc mùa lái xe mùa hè, tồn kho xăng tăng 4% so với mức trung bình dài hạn - tức là ở mức độ dễ chịu,” Commerzbank nói thêm. Điều đó đã dẫn đến biên lợi nhuận lọc dầu thấp hơn dự kiến, trên thực tế, biên lợi nhuận này đang ở mức tồi tệ nhất kể từ tháng Hai.

“Các nhà máy lọc dầu có thể phản ứng bằng cách giảm tốc độ xử lý, công suất hoạt động lọc dầu đã tăng trở lại vào tuần trước. Một sự suy giảm đáng kể có thể được dự kiến trong những tuần tới. Nhu cầu thấp hơn từ các nhà máy lọc dầu có thể khiến các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng trở lại”, Commerzbank cho biết.

Trong khi đó, sự chậm lại trong đá phiến của Mỹ có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Giá dầu thấp hơn, căng thẳng tài chính và sự hoài nghi của nhà đầu tư đã buộc phải cắt giảm chi tiêu. Điều đó đã bắt đầu chuyển thành tăng trưởng chậm hơn, góp phần vào một thị trường dầu hạn chế hơn - hoặc, ít nhất, thắt chặt hơn so với nếu như không có điều đó. Ở Texas, số giếng hoàn thiện giảm 12% trong bảy tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng sản xuất hàng năm chậm lại ở mức 1,65 triệu thùng/ngày trong tháng 5, giảm từ mức cao nhất là 2,1 triệu thùng/ngày trong tháng 8 năm 2018.

Nhưng sản xuất vẫn đang tăng trưởng khá nhiều. “Chúng tôi dự báo tăng trưởng sản xuất ngoài OEPC là 1,8 triệu thùng/ngày cho năm 2019 và 1,9 triệu thùng/ngày cho năm 2020. Đây là những mức tăng trưởng rất cao trong bối cảnh lịch sử, nhưng thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng kỷ lục 2,8 triệu thùng/ngày đạt được trong năm 2018”, Ngân hàng DNB cho biết trong một báo cáo.

Tăng trưởng nguồn cung 1,8 triệu thùng/ngày từ các nước ngoài OPEC năm nay trái ngược hoàn toàn với mức tăng nhu cầu được dự báo chỉ có 0,8 triệu thùng/ngày, theo DNB. Việc cắt giảm của OPEC+ đã được yêu cầu để giữ cho thị trường dầu mỏ tránh khỏi một cuộc khủng hoảng hoàn toàn, bao gồm cả những cắt giảm sâu hơn cần phải có từ Ả Rập Saudi, và các lệnh trừng phạt khắc khe của Mỹ đối với Venezuela và Iran.

Thị trường có thể chứng kiến sự sụt giảm tồn kho tạm thời trong những tháng tới do tình trạng hết gián đoạn nguồn cung bất thường, nhưng tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC và nhu cầu bị trì trệ có nghĩa là tình trạng thừa cung vẫn sẽ quay trở lại vào năm 2020.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM