Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hàng hóa TG 10/7: Giá đồng loạt tăng

 

Phiên 9/7 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 10/7 giờ VN), giá hầu hết các mặt hàng chủ chốt đồng loạt tăng.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng do lo ngại sự gián đoạn khai thác dầu mỏ tại Canada, lệnh trừng phạt Iran của Mỹ và sụt giảm sản lượng khai thác ở Libya sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung.

Kết thúc phiên, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 8/2018 tăng 0,05 USD lên 73,85 USD/thùng và tại thị trường London; dầu Brent giao tháng 9/2018 tiến thêm 0,96 USD lên 78,07 USD/thùng.

Tại Canada, cơ sở sản xuất dầu cát Syncrude có công suất 360.000 thùng/ngày (nơi cung cấp dầu tới điểm giao hàng Cushing, Oklahoma của Mỹ) vẫn đang ngừng hoạt động, là một trong những nguyên nhân khiến lượng dầu trữ ở Cushing giảm xuống mức thấp nhất 3,5 năm trong tuần qua. Còn tại Libya, trong 5 tháng qua sản lượng dầu đã giảm một nửa xuống chỉ 527.000 thùng/ngày.

Chủ tịch hãng Lipow Oil Associates, Andrew Lipow, nhận định thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục được hỗ trợ khi quan ngại về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, nước khai thác dầu thô lớn thứ 5 thế giới, khiến các nhà máy lọc dầu ở châu Âu và Hàn Quốc giảm nhu cầu mua dầu mỏ từ Iran xuống mức gần như bằng không. Mỹ muốn xuất khẩu dầu của Iran phải giảm xuống con số 0 vào tháng 11 tới. Như vậy, các nhà sản xuất dầu mỏ lớn khác phải tăng cường khai thác để bù vào lượng thiếu hụt từ Iran, nhưng ông Lipow cho biết các nhà đầu tư lo ngại rằng Saudi Arabia và Nga tăng sản lượng dầu mỏ dù có đủ bù đắp cho phần thiếu hụt từ Iran cũng không đủ bù đắp khi cả nguồn cung của Libya, Nigeria và Canada cũng bị gián đoạn.

Số liệu mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô ở Cushing, trung tâm giao dịch dầu mỏ hàng đầu của Mỹ, giảm xuống mức thấp nhất trong 3,5 năm qua.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng Mỹ không thể dựa vào Saudi Arabia trong thời gian quá dài để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ từ Iran một khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ được tái áp đặt cho Tehran. Theo IEA, Saudi Arabia sẽ phải bơm thêm ít nhất 1 triệu thùng dầu/ngày, và vương quốc vùng Vịnh này có công suất dư thừa đủ để lấp khoảng trống do sự thiếu hụt nguồn cung từ Iran tạo ra. Tuy nhiên, IEA cảnh báo rằng điều này sẽ khiến thị trường toàn cầu chỉ còn công suất dư thừa chưa tới 1 triệu thùng/ngày để có thể đáp ứng tất cả các biến cố khác.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất 2 tuần trong bối cảnh đồng USD suy yếu và đồng nhân dân tệ phục hồi từ mức thấp của tháng 6; Kết thúc phiên, vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.258,52 USD/ounce, trong phiên có lúc giá chạm 1.265,87 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 26/6; vàng giao tháng 8/2018 tăng 3,80 USD (0,3%) lên 1.259,60 USD/ounce.

Tháng 6 vừa qua, NDT trên thị trường quốc tế đã giảm mạnh nhất trong lịch sử so với USD, nhưng đồng tiền này đã quay đầu tăng trong phiên vừa qua.

Chỉ số dollar index yếu đi vào đầu phiên trong khhi đồng EUR tăng vì dự báo ngân hàng trung ương châu Âu tháng này có thể quyết định dừng mua trái phiếu chính phủ, nhưng USD đã hồi phục vào cuối phiên, một USD đổi được 110,82 yen so với mức 110,47 yen/USD; một euro đổi được 1,1748 USD, so với mức 1,1746 USD/euro trước đó. Đồng USD yếu thường khiến vàng, vốn được giao dịch bằng đồng tiền này, rẻ hơn đối với các nhà giao dịch nắm giữ đồng tiền tệ khác, đặc biệt là ở châu Âu khi đồng euro lên giá.

“Chắc chắn đồng NDT sẽ còn tiếp tục biến động, nhưng có lẽ sẽ không giảm mạnh, vậy nên thị trường vàng lại đang theo sự chi phối của diễn biến đồng USD”, chiến lược gia hàng hóa Georgette Boele của ABN AMRO nhận định.

Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 16,10 USD/ounce và giá bạch kim giao ngay tăng 0,4% lên 844 USD/ounce. Cả hai kim loại quý này đầu phiên đều chạm mức cao nhất kể từ ngày 27/6. Giá palađi giao ngay tăng 0,5% lên 958 USD/ounce, đầu phiên có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 21/6 là 967,50 USD/ounce

Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá thép tăng sau số liệu cho thấy tồn trữ giảm và khả năng Trung Quốc sẽ tăng cường kích thích kinh tế để bù đắp những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại tới nền kinh tế này. Thép cây trên sàn Thượng Hải tăng 1,6% lên 3.830 NDT (578,51 USD)/tấn. Nguyên liệu ngành thép cũng tăng theo, trong đó quặng sắt trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tăng 0,9% lên 461,5 NDT/tấn, còn than luyện cốc kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,8% lên 1.157,5 NDT/tấn trong khi than cốc tăng 1,4% lên 2.031 NDT/tấn.

Tồn trữ sản phẩm thép của các thương gia Trung Quốc – chỉ báo về nhu cầu thị trường – tuần qua giảm 154.600 tấn xuống 10,1 triệu tấn tính tới 6/7, trái với xu hướng tăng của 2 tuần trước đó. Lượng quặng sắt nhập khẩu tại các cảng Trung Quốc cũng giảm 2,37 triệu tấn xuống 153,42 triệu tấn trong tuần vừa qua khi các nhà máy thép ở thành phố Xuzhou của Giang Tô (tỉnh sản xuất thép lớn thứ 2 tại Trung Quốc) chuẩn bị khôi phục sản xuất sau 2,5 tháng tạm ngừng để nâng cấp đáp ứng các quy chuẩn về môi trường. Những số liệu này làm giảm lo ngại về tình trạng nguồn cung thép tại Trung Quốc thường dư thừa trong dịp Hè.

Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết sản lượng thép thô của nước này trong quý 3 có thể tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 26,54 triệu tấn do nhu cầu trong nước mạnh, xuất phát từ lĩnh vực ô tô. Nếu đúng như dự đoán, sản lượng thép thô của Nhật sẽ tăng 4 quý liên tiếp. Xuất khẩu – thường chiếm khoảng 40% sản lượng thép Nhật – dự báo cũng sẽ tăng 1,1% cùng quý, bất chấp căng thẳng Mỹ - Trung leo thang và Mỹ tăng thuế lên mặt hàng thép.

Thị trường thép đang dõi theo căng thẳng thương mại Mỹ Trung. Mỹ đã áp tăng thuế đối với 34 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc bắt đầu từ 6/7, khiến Trung Quốc áp thuế trả đũa ngay sau đó. Nhưng, đúng như dự kiến, Trung Quốc chưa áp thuế mới đối với quặng sắt.

Trên thị trường nông sản, giá đường thô giao tháng 10 giảm 0,11 US cent tương đương 0,96% xuống 11,4 US cent/lb, trong khi đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 40 US cent tương đương 0,12% xuống 330,90 USD/tấn. Tuần này sẽ có số liệu về lượng mía ép ở khu Trung Nam Brazil- các nhà phân tích dự báo nguồn cung đường thô từ khu vực này giảm.

Cà phê arabica giao tháng 9 giá tăng 0,95 US cent tương đương 0,83% lên 1,1505 USD/lb, hồi phục mạnh từ mức thấp nhất 4 năm rưỡi chạm tới hôm 6/7 (1,069 USD/lb). Robusta giao tháng 9 cũng tăng 33 USD tương đương 1,99% lên 1.695 USD/tấn, cũng tiếp tục hồi phục mạnh từ mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016 của phiên 6/7 (1.610 USD/tấn).

Giá đậu tương phiên vừa qua giảm do lo ngại nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm sau khi Mỹ tăng thuế lên đậu tương Trung Quốc trong bối cảnh điều kiện thời tiết ở các vùng trồng đậu tương của Mỹ thuận lợi hứa hẹn được mùa. Đậu tương giao tháng 8 trên sàn Chicago giảm 21-3/4 US cent tương đương 2,5% xuống 8,55-3/4 USD/bushel, mất hơn một nửa mức tăng mạnh 4,5% của phiên trước đó; hợp đồng kỳ hạn tháng 11 cũng giảm 22-1/2 US cent tương đương 2,5% xuống 8,72 USD/bushel. Trung Quốc sẽ hoàn thuế cho đậu tương nhập khẩu vì mục tiêu dự trữ quốc gia.

Giá cao su thiên nhiên trên sàn Tokyo tăng theo du hướng giá tại Thượng Hải và bởi giá dầu tăng, rời xa mức thấp nhất 21 tháng của phiên 5/7. Kết thúc phiên vừa qua, cao su giao tháng 12 tại Tokyo tăng 3,2 JPY lên 174,6 JPY (1,58 USD)/kg; tại Thượng Hải hợp đồng giao tháng 9 tăng 140 NDT lên 10.495 NDT (1.568 USD)/tấn.

Tuy nhiên, thị xu hướng tăng khó bền vững bởi tồn trữ mặt hàng này đang tăng ở cả Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi nhiều nhà đầu tư lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang có thể ảnh hưởng tới nhu cầu mặt hàng này.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

73,85

+0,05

+0,08%

Dầu Brent

USD/thùng

78,07

+0,96

+1,24%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

50.920,00

+560,00

+1,11%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,83

+0,00

+0,04%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

215,23

+0,38

+0,18%

Dầu đốt

US cent/gallon

220,03

+0,46

+0,21%

Dầu khí

USD/tấn

672,00

+7,25

+1,09%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68.620,00

+550,00

+0,81%

Vàng New York

USD/ounce

1.258,60

-1,00

-0,08%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.478,00

+7,00

+0,16%

Bạc New York

USD/ounce

16,16

+0,02

+0,10%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,50

+0,40

+0,70%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

851,14

+0,26

+0,03%

Palladium giao ngay

USD/ounce

960,16

-0,12

-0,01%

Đồng New York

US cent/lb

287,10

+2,10

+0,74%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.390,00

+108,00

+1,72%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.121,00

+41,00

+1,97%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.705,00

-30,00

-1,10%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.645,00

+320,00

+1,66%

Ngô

US cent/bushel

354,00

-6,25

-1,73%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

508,00

-7,25

-1,41%

Lúa mạch

US cent/bushel

241,00

-1,75

-0,72%

Gạo thô

USD/cwt

12,11

+0,13

+1,04%

Đậu tương

US cent/bushel

872,00

-22,50

-2,52%

Khô đậu tương

USD/tấn

329,90

-8,20

-2,43%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,26

-0,20

-0,68%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

506,30

-4,90

-0,96%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.443,00

-22,00

-0,89%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

115,05

+0,95

+0,83%

Đường thô

US cent/lb

11,40

-0,11

-0,96%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

169,15

+0,40

+0,24%

Bông

US cent/lb

85,47

+1,02

+1,21%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

530,00

-8,30

-1,54%

Cao su TOCOM

JPY/kg

173,90

-0,70

-0,40%

Ethanol CME

USD/gallon

1,43

-0,01

-0,42%

 

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM