Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hàng hóa TG sáng 19/4: Giá dầu và kim loại cơ bản giảm

 Phiên giao dịch 18/4 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 19/4 giờ VN), giá dầu và kim loại cơ bản giảm mạnh, trái lại vàng và một số nông sản chủ chốt tăng. Căng thẳng địa chính trị đang tác động lên thị trường hàng hóa.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục giảm sau thông tin sản lượng dầu khí đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tháng 5/2017.
Tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 5/2017 đã giảm 0,24 USD xuống 52,41 USD/thùng; trong khi đó tại New York giá dầu Brent giao tháng 6/2017 giảm 0,47 USD xuống 54,89 USD/thùng ở thị trường London.

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của Mỹ tại các mỏ đá phiến của nước này trong tháng 5/2017 có thể lên 5,2 triệu thùng/ngày, đạt mức tăng mạnh nhất trong hơn hai năm qua, giữa bối cảnh các nhà sản xuất tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khai thác nhằm tận dụng lợi thế giá dầu đang ở mức trên 50 USD/thùng.

Một số chuyên gia phân tích cho rằng việc các công ty tài chính đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động sản xuất dầu mỏ là một trong những nguyên nhân có thể khiến sản lượng dầu khí đá phiến tại Mỹ tiếp tục cao trong thời gian tới. Điều này đang tạo áp lực cho nỗ lực cắt giảm sản lượng mà Tổ chức Các nước

Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) khởi xướng từ cuối năm ngoái. Các nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 25/5 nhằm thảo luận về việc kéo dài thời hạn thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã nhất trí trước đó.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho rằng còn quá sớm để đề cập tới vấn đề này.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu toàn cầu gần vượt nguồn cung sau gần ba năm sản lượng dư thừa, bất chấp tăng trưởng trong tồn kho dầu thô tăng lên. Theo IEA, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã tuân thủ mạnh mẽ 99% việc thực hiện thỏa thuận này. Đối với các nước không thuộc OPEC, gồm Nga và Oman đã nâng mức độ tuân thủ của họ với thỏa thuận lên 64% từ mức 38% trong tháng 2.

IEA cho biết tồn kho dầu thô khắp các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã giảm 17,2 triệu thùng trong tháng 3. Trong ba tháng đầu năm nay, tồn kho tăng 38,5 triệu thùng hay 425.000 thùng/ngày sau khi tăng mạnh trong tháng 1. Tổng thể, tồn kho của OECD giảm 8,1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 xuống 3,055 tỷ thùng do nhu cầu vượt nguồn cung khoảng 200.000 thùng/ngày từ tháng 1 tới tháng 3. Tuy nhiên, tồn kho vẫn trên mức trung bình 5 năm là 330 triệu thùng.

Các nhà phân tích tại công ty Bernstein Energy cho biết quý tới rất quan trọng đối với OPEC khi tổ chức các nhà sản xuất chiến đấu để cắt giảm tồn kho toàn cầu trở lại mức trung bình 5 năm của họ. Nhu cầu dầu thô có xu hướng sụt giảm trong quý 1 năm nay, khi các nhà máy lọc dầu đóng cửa để bảo dưỡng. Trong khi tổ chức OPEC cắt giảm nguồn cung, họ đã tăng cường xuất khẩu.

IEA đã giảm 40.000 thùng/ngày dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2017 xuống 1,32 triệu thùng/ngày. Họ đã cảnh báo điều này có thể chứng minh dựa vào tiêu thụ đang chậm lại tại Mỹ và các nền kinh tế châu Á đã phát triển như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ quan này cho biết sản lượng toàn cầu giảm 755.000 thùng/ngày trong tháng 3 xuống 95,98 triệu thùng/ngày do OPEC và các đối tác của họ tham gia thỏa thuận chung cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm nay.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên gần mức “đỉnh” của 5 tháng ghi được trong phiên trước do đồng USD yếu đi, tình hình căng thẳng tại CHDCND Triều Tiên và tâm lý lo lắng trước cuộc bầu cử Tổng thống Pháp chi phối giới đầu tư.

Giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.291,98 USD/ounce, phiên trước đó, giá vàng có lúc tăng chạm 1.295,42 USD/ounce, mức “đỉnh” kể từ ngày 9/11 là; giá vàng giao sau tăng 0,2% lên 1.294,1 USD/ounce.

Chỉ số đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền lớn khác trong phiên này giảm xuống mức thấp của ba tuần, chủ yếu do số liệu đáng thất vọng về thị trường bất động sản ở Mỹ và những lo lắng liên quan tới các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản cững tác động tới tâm lý giới đầu tư.

Trong khi đó, đồng bảng Anh đi lên sau khi Thủ tướng Theresa May kêu gọi tổng tuyển cử sớm. Lời kêu gọi của bà May khiến tâm lý giới đầu tư thêm bất ổn, sau những căng thẳng địa chính trị liên quan đến tình hình ở Syria, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ và các mối quan hệ của Mỹ với Nga và Trung Quốc.

Nhà chiến lược về hàng hóa Ryan McKay thuộc TD Securities tại Toronto dự đoán giá vàng sẽ không tăng vượt 1.300 USD/ounce, và rằng có khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng hai lần lãi suất nữa trong năm nay.

Với những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,3% xuống 18,32 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,2% xuống 977,6 USD/ounce.

Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng, chì và kẽm đều giảm xuống mức thấp nhất 3 tháng do căng thẳng địa chính trị.

Hiện căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang nghiêm trọng. Trong những tháng gần đây, Bình Nhưỡng đã tiến hành một loạt vụ phóng thử tên lửa đạn đạo bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, trong khi đang có những quan ngại rằng quốc gia này có thể sớm tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Giới quan sát cũng cho rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm thử hạt nhân trong khoảng thời gian 10 ngày tới, nhiều khả năng là ngày kỷ niệm thành lập quân đội Triều Tiên 25/4. Việc Mỹ điều một nhóm tàu sân bay hướng tới khu vực bán đảo Triều Tiên trong một động thái phô trương sức mạnh, sự quan ngại về một cuộc đối đầu cũng đang gia tăng.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 2,1% xuống 5.573 USD/tấn, thấp nhất kể từ đầu tháng 1; nhôm giảm 0,9% xuống 1.892 USD/tấn trong khi chì cũng giảm 6% xuống 2.105 USD/tấn, trong phiên có lúc giá chì chỉ 2.098 USD/tấn, thấp nhất 3 tháng.

Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 7 tăng 2,05 US cent hay 1,4% lên 1,4555 USD/lb, cao nhất kể từ 22/3, robusta giao tháng 5 tăng 17 USD hay 0,8% lên 2.190 USD/tấn.

Tồn trữ cà phê nhân tại Mỹ trong tháng 3 tăng tháng thứ 4 liên tiếp lên mức cao nhất kể từ 2001. Đến cuối tháng 3, tồn trữ cà phê tại đây tăng 279.093 bao, lên 6,7 triệu bao.

Tồn trữ lớn bởi ước tính sản lượng toàn cầu niên vụ 2016/17 sẽ tăng lên 151,6 triệu bao, tăng năm thứ 2 liên tiếp, nhưng vẫn thấp hơn 0,3% so với mức cao kỷ lục của năm 2013/14, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO).

ICO ước tính thị trường thế giới niên vụ 2016/17 (tháng 10 – tháng 9) sẽ thiếu hụt năm thứ 3 liên tiếp. Trước đó, Rabobank đã điều chỉnh giảm mức dự báo về thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ 2015/16 và 2016/17, nhưng nâng lên mức 5,3 triệu bao trong vụ 2017/18.

Với mặt hàng đường, giá đường trắng tăng 5,6 USD hay 1,2% lên 475,90 USD/tấn, trong khi đường thô giao tháng 7 tăng 0,31 US cent hay 1,9% lên 16,83 US cent/lb. 

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,41

-0,24

-0,30%

Dầu Brent

USD/thùng

54,89

-0,47

-0,49%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

36.880,00

-490,00

-1,31%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,15

+0,00

+0,10%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

169,89

-1,21

-0,71%

Dầu đốt

US cent/gallon

161,96

-0,23

-0,14%

Dầu khí

USD/tấn

489,75

-1,50

-0,31%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

48.120,00

-500,00

-1,03%

Vàng New York

USD/ounce

1.291,98

+0,60

+0,38%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.479,00

+10,00

+0,22%

Bạc New York

USD/ounce

18,23

-0,04

-0,23%

Bạc TOCOM

JPY/g

63,40

-1,00

-1,55%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

977,76

+1,96

+0,20%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

774,90

+1,07

+0,14%

Đồng New York

US cent/lb

254,30

-0,25

-0,10%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.572,00

-120,00

-2,11%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.892,00

-17,00

-0,89%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.525,00

-100,00

-3,81%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.475,00

-130,00

-0,66%

Ngô

US cent/bushel

368,00

-0,25

-0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

436,25

-0,75

-0,17%

Lúa mạch

US cent/bushel

219,00

+0,25

+0,11%

Gạo thô

USD/cwt

10,13

+0,08

+0,80%

Đậu tương

US cent/bushel

956,50

+0,25

+0,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

316,60

0,00

0,00%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,32

-0,06

-0,19%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

506,60

-1,20

-0,24%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.916,00

-11,00

-0,57%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

145,55

+2,05

+1,43%

Đường thô

US cent/lb

16,83

+0,31

+1,88%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

154,65

+1,35

+0,88%

Bông

US cent/lb

78,24

+0,08

+0,10%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

385,00

-1,70

-0,44%

Cao su TOCOM

JPY/kg

202,50

-10,40

-4,88%

Ethanol CME

USD/gallon

1,63

-0,03

-1,93%

 

Nguồn tin: Vinanet.vn

ĐỌC THÊM