Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hàng hóa thế giới sáng 11-12: Dầu Brent tăng giá sau 5 phiên giảm, cà phê và ngũ cốc giảm

  • Kinh tế Trung Quốc tăng tốc, lo ngại về Trung Đông nâng giá dầu Brent tăng
  • Đồng cao kỷ lục gần 2 tháng sau thông báo sản xuất của Trung Quốc tăng
  • Cà phê arabica giảm 5%, giảm mạnh nhất do cung dư thừa
  • Khí gas giảm phiên thứ 2 do thời tiết ở Mỹ không quá lạnh

Giá dầu thô Brent kết thúc phiên giao dịch đầu tuần 10-12 (rạng sáng 11-12 giờ VN) tăng do nhu cầu cải thiện từ Trung Quốc và khả năng bạo loạn ở Trung Đông, và đồng tăng lên mức cao kỷ lục gần 2 tháng, nhưng hàng hóa nhìn chung vẫn giảm, với giá nông sản giảm mạnh nhất.

Cà phê arabica giảm gần 5% và dẫn đầu trong số những hàng hóa giảm. Đường thô cũng giảm xuống mức thấp nhất gần 2 năm. Nguồn cung cả 2 nông sản này đều dồi dào.

Lúa mì giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần, bị ảnh hưởng bởi lượng bán ra mạnh và lo ngại rằng kinh doanh xuất khẩu lúa mì của Mỹ sẽ giảm thấp hơn dự kiến. Ngô thấp nhất 3 tuần, tiếp tục đà giảm của mấy phiên trước.

Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB giảm 0,5% sau khi 11 trong số 19 thị trường giảm giá.

Khí gas giảm 2,6%, trở thành mặt hàng giảm nhiều thứ 2 sau cà phê arabica, bởi dự báo thời tiết ở đông bắc nước Mỹ tiếp tục ấm áp khiến nhu cầu nhiên liệu sưởi ấm giảm sút.

Dầu Brent tăng sau 5 phiên giảm

Dầu Brent tăng trong phiên giao dịch vừa qua sau 5 phiên liên tiếp giảm, tăng 0,3% lên 107,33 USD vào lúc đóng cửa. Dầu thô Mỹ giảm 0,4% xuống 85,56 USD.

Chỉ còn 2-3 tuần nữa là kết thúc năm, Dầu Brent cần vượt ngưỡng 107,38 USD vào thời điểm kết thúc năm 2012. Dầu thô Mỹ cũng đang tiến tới thời điểm kết thúc năm với mức giảm trên 12% từ mức 98,83 USD hồi cuối năm 2011.

Giá dầu phục hồi từ mốc thấp nhất 3 tuần khi số liệu công bố cuối tuần qua của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy, sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng 10,1% trong tháng 11 trong khi doanh số bán lẻ tăng 14,9%, cao hơn dự báo của chuyên gia. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Trung Quốc, thước đo của lạm phát, trong tháng 11 đã tăng lên 2% từ mức 1,7% tháng trước.

Số liệu cho thấy lượng dầu do các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc sử dụng trong tháng 11/2012 đã tăng 9,1% lên mức kỷ lục 10,125 triệu thùng/ngày.

Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ, và những số liệu tích cực củng cố cho những dấu hiệu trước đó cho thấy kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu tăng tốc trở lại sau những biện pháp kích thích tăng trưởng cũng như chính sách nới lỏng của chính phủ.

Nhà điều hành Ken Hasegawa thuộc Newedge Japan nhận định các nhà đầu tư đang tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng phục hồi của kinh tế Trung Quốc và tâm lý tích cực này đang trợ giúp giá dầu.

Thông tin cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống 7,7%, mức thấp nhất trong gần 4 năm và sự phục hồi của sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc đang là những nhân tố tạo đà đi lên cho thị trường chứng khoán và các hàng hóa khác, trong đó có dầu mỏ.

Tuy nhiên, nguồn cung dư dả và sự bất ổn của kinh tế toàn cầu vẫn gây sức ép lên thị trường dầu mỏ.

Bên cạnh đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna vào ngày 12/12 tới để bàn về hạn ngạch sản lượng. Một số thành viên OPEC cho biết họ hài lòng với mức giá dầu Brent ở khoảng 110 USD/thùng như hiện nay.

Điều này có nghĩa là trong cuộc họp sắp tới, OPEC dự kiến sẽ không thay đổi mức trần sản lượng 30 triệu thùng/ngày, theo một vài đại biểu của tổ chức. Tuy nhiên, họ mong muốn sản lượng sẽ được cắt giảm vào đầu năm tới để tránh việc dư cung.

Theo chuyên gia Hasegawa, giá dầu Brent sẽ dao động trong biên độ hẹp từ 106,50-108 USD/thùng trong hai ngày tới; còn giá dầu ngọt nhẹ sẽ biến động từ 85,50-87 USD/thùng.

Giá đồng được hậu thuẫn bởi sản xuất của Trung Quốc tăng

Sản xuất của các nhà máy Trung Quốc tăng cũng hỗ trợ giá đồng – kim loại công nghiệp mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất thế giới.

Đồng kỳ hạn 3 tháng tăng 1,3% lên 8.140 USD/tấn, tiếp tục đà tăng nhẹ từ phiên giao dịch trước. Giá đầu phiên đạt 8.159 USD, mức cao nhất kể từ 19-10.

Trong khi nhập khẩu đồng vào Trung Quốc tăng 13,5% trong tháng 11 so với tháng trước, một số người cho biết số liệu nhập tăng được thúc đẩy bởi lượng vận chuyển chậm sau kỳ nghỉ kéo dài tới 1 tuần, có nghĩa là nhu cầu chung vẫn yếu.

Vàng tăng phiên thứ 3

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng phiên thứ 3, tăng 0,5% lên 1.711,75 USD/ounce, bởi các nhà đầu tư tăng cường mua vàng trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra trong 2 ngày. Khối lượng giao dịch thấp hơn 55% so với trung bình 30 ngày.

Vàng đã tăng gần 2% trong bai phiên giao dịch vừa qua. Dữ liệu việc làm của Mỹ công bố hôm thứ Sáu vừa qua không làm thay đổi quan điểm của Fed sẽ tiếp tục sử dụng kích thích tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế đang ốm yếu, nâng sức hấp dẫn của vàng là hàng rào chống lạm phát.

Vàng có cơ sở tăng khi thị trường chưa thấy sự rõ ràng trong các cuộc đàm phán ngân sách Mỹ. Cuộc đàm phán giữa Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehmer và Tổng thống Mỹ Obama vào hôm thứ Hai, nhằm nỗ lực phá vỡ bế tắc “vách đá tài chính” vẫn chưa có thông tin chi tiết nào.

Các nhà phân tích cho rằng, những nơi trú ẩn an toàn như vàng và bạc có thể giảm trong tương lai gần, nếu thỏa thuận ngân sách đạt được.

Thúc đẩy vàng tăng là nhu cầu nắm giữ tài sản an toàn như nơi trú ẩn sau khi Thủ tướng Ý Mario Monti tuyên bố ông sẽ từ chức vào đầu năm tới. Rằng tin tức ban đầu gây áp lực lên đồng Euro và thúc đẩy một sự gia tăng lợi suất trái phiếu Ý và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, đồng Euro đã phục hồi sau đó và nhu cầu nắm giữ tài sản an toàn như vàng tăng lên.

Giới đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng kích thích tiền tệ trong cuộc họp tuần này, yếu tố hỗ trợ mạnh giá vàng. Giới phân tích cho rằng, Fed sẽ tiếp tục chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng và mở rộng chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) sang năm sau. Các chuyên gia của JPMorgan cho rằng, QE3 có quy mô có thể lên tới 3.000 tỷ USD.

Nhận định trên được đưa ra ngay trước cuộc họp của Fed, trong bối cảnh đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ chưa đạt được thỏa thuận ngân sách nhằm tránh “bờ vực tài khóa” (chương trình tăng thuế, giảm chi tiêu tự động trị giá hơn 600 tỷ USD dự kiến có hiệu lực từ đầu 2013).

Cao su tăng

Giá cao su kỳ hạn tăng lên mức cao kỷ lục 2 tuần, được hỗ trợ bởi hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể mở thêm các chương trình kích thích sau cuộc họp chính sách 2 ngày trong tuần này.

Cao su kỳ hạn tháng 5 tại Tokyo giá tăng 0,8 yen lên 268,3 yen/kg. Hợp đồng tham chiếu có lúc tăng lên 269,2 yen, cao nhất kể từ sau khi đạt mức 271 yen hôm 12-10.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

85,63

-0,30

-0,4%

-13,4%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

107,41

 0,39

 0,4%

0,0%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,460

 -0,091

-2,6%

 15,8%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1713,00

 9,00

 0,5%

9,3%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1711,35

 7,31

 0,4%

9,4%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 369,05

 4,30

 1,2%

7,4%

Đồng LME

USD/tấn

 8135,00

 100,00

 1,2%

7,0%

Dollar

 

 80,337

 -0,071

-0,1%

0,2%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

726,75

-6,00

-0,8%

 12,4%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1472,25

 3,75

 0,3%

 22,8%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

832,75

 -11,50

-1,4%

 27,6%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 138,10

-4,00

-2,8%

-39,5%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2429,00

 -42,00

-1,7%

 15,2%

Đường thô

US cent/lb

18,76

-0,45

-2,3%

-19,2%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 33,300

0,247

 0,7%

 19,3%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1621,80

16,30

 1,0%

 15,4%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 703,25

 6,75

 1,0%

7,2%

Nguồn tin: Reuters

ĐỌC THÊM