Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hàng hoá thế giới sáng 29/2: Dầu đảo chiều giảm, nông sản lên ngôi

* Giá dầu thô giảm sẽ có lợi cho tăng trưởng kinh tế
* Kế hoạch bơm tiền của châu Âu đẩy gía tăng trên nhiều thị trường
* Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng cũng góp phần đẩy giá tăng
* Đồng, vàng, bạc đều tăng trên 4% lên mức cao nhất 5 tháng

Giá dầu thô vừa giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch 28/2 (kết thúc vào rạng sáng 29/2 giờ VN) do các nhà đầu tư bán kiếm lời sau khi giá tăng mạnh gần đây, trong khi những hàng hoá khác như vàng và kim loại cơ bản lại được hậu thuẫn tăng giá bởi euro mạnh lên; kế hoạch bơm tiền với lãi suất thấp của châu Âu và niềm tin người tiêu dùng Mỹ được cải thiện.

Bạc tăng giá trên 4%, phá vỡ mức kháng cự. Dầu thô Mỹ giảm hơn 2 USD mỗi thùng vào lúc đóng cửa bởi các nhà đầu tư lo sợ rằng giá tăng quá mạnh sẽ ngăn cản nhu cầu nhiên liệu, vượt cả nỗi lo nguồn cung ỉam sút - điều đã từng tác động đẩy giá dầu tăng lên mức cao kỷ lục chưa từng có kể từ ngày 3/5/2011 vào phiên giao dịch cuối tuần trước, 25/2.

Dầu

Bán ra mạnh khiến giá dầu thô kỳ hạn tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 3 ngày, là 106,30 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô NYMEX kỳ hạn giao tháng 4 ở mức 106,55 USD, giảm 2,1 USD hay 1,85% so với một phiên trước đó.

Dầu thô Brent giảm mạnh hơn khi mất 2,62 USD hay 2,11% xuống 121,55 USD/thùng, gần chạm mức thấp nhất 4 ngày. Tuy nhiên so với đầu tháng 2, giá dâù Brent hiện vẫn cao hơn 11%.

Mặc dù nhiều hàng hoá khác tăng giá mạnh, chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB vẫn giảm 0,61%, bởi năng lượng là thành phần chính trong chỉ số này. Hiện CRB ở mức thấp nhất kể từ 23/2.

Kim loại

Các nhà đầu tư trên một số thị trường đang chờ đợi đơt cung tiền thứ 2 của Ngân hàng Trung ương Châu Âu trong chương trình tái cấp vốn dài hạn (LTRO) - khoản tiền đang được kỳ vọng sẽ hỗ trợ một số thị trường như kim loại công nghiệp và cổ phiếu Mỹ.

Đồng tăng vượt mức cao kỷ lục 2 tuần không chỉ bởi kế hoạch bơm tiền từ châu Âu mà cả bởi những biện pháp mà Bắc Kinh sẽ áp dụng để kích thích tăng trưởng kinh tế - được hy vọng sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu, và kéo nhu cầu kim loại công nghiệp gia tăng.

Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London đạt mức giá 8.689 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 10/2, trước khi kết thúc ở mức 8.600 USD/tấn, tăng 64 USD/tấn so với phiên giao dịch trước. Tại New York, hợp đồng kỳ hạn tháng 5 giá tăng 3,25 US cent lên 3,9215 USD/lb vào lúc đóng cửa, sau khi có lúc đạt 3,9575 USD trong ngày.

Cùng với việc châu Âu bơm tiền, các nhà đầu tư phấn khích bởi thông tin từ Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc cho biết Ủy ban Điều tiết ngân hàng Trung Quốc cho phép các ngân hàng được thực hiện các khoản cho vay mới dành cho các dự án đầu tư chưa hoàn thành của các chính quyền địa phương, để hoàn thành những dự án này, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng đường bộ và phục vụ công tác dự trữ nông nghiệp.

Trong khi đó, báo cáo từ Mỹ cho thấy niềm tin tiêu dùng tăng lên, bất chấp tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Điều này át đi số liệu thất vọng về số đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ - giảm mạnh nhất tỏng vòng 3 năm. Người tiêu dùng chiếm tới 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ.

Đồng euro tăng giá so với USD giúp nhiều thị trường hàng hoá hồi phục mạnh.

Vàng tăng 1% tiến sát mức 1.800 USD/ounce. Bạc tăng 4% sau khi vượt mức kháng cự. Kim loại trắng này đã lên tới mức cao nhất kể từ 22/9/2011.

Cà phê, đường

Đường thô giảm giá trong phiên giao dịch vừa qua bởi hoạt động kiếm lời sau khi giá vọt lên kỷ lục cao 4 tháng.

 Đường thô kỳ hạn tháng 3 tại New York mất 0,41% giá trị xuống 26,09 Uscent/lb, trong khi đường trắng giảm 8,6 USD hay 1,2% xuống 662,50 USD/tấn.

Cà phê arabica tiếp tục tăng nhẹ, trong khi robusta tiếp tục giảm, bất chấp dự báo khan hiếm cung ngắn hạn trên thị trường.

Robusta kỳ hạn tháng 5 tại London giảm 4 USD kết thúc ở 2.008 USD/tấn. Arabica tại New York tăng 1,65 US cent lên 2,0625 USD/lb.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam dự báo sẽ tăng trong tháng 2.

Dầu và hạt có dầu, ngũ cốc

Giá đậu tương tại Chicago tăng liên tiếp 7 phiên giao dịch, và vừa lập kỷ lục cao nhất 5 tháng, do lo ngại nguồn cung giảm sút ở Nam Mỹ khiến nhu cầu mua đậu tương Mỹ tăng vọt, nhất là từ khách hàng Trung Quốc.

Giá ngô cũng vì thế tăng theo, lên mức cao kỷ lục 6 tuần, còn lúa mì cao nhất 3 tuần.

Sản lượng đạu tương toàn cầu dự báo sẽ giảm do thời tiết xấu ở một số khu vực trồng trọt chính của Nam Mỹ.

Dầu cọ cũng vọt lên mức cao nhất 8 tháng rưỡi do dự báo nhu cầu tăng mạnh. Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Dầu cọ thô kỳ hạn tháng 5 tại Malaysia tăng 0,4% lên 3.295 ringgit (1.095 USD)/tấn vào lúc đóng cửa. Trong ngày có lúc giá đạt kỷ lục cao chưa từng có kể từ ngày 9/6/2011, là 3.321 ringgit/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

106,79

-1,77

-1,6%

8,1%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

121,83

-2,34

-1,9%

13,5%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,519

-0,084

-3,2%

-15,7%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1788,40

13,50

0,8%

14,1%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1784,01

17,52

1,0%

14,1%

Đồng Mỹ

US cent/lb

391,20

3,15

0,8%

13,9%

Dollar

 

78,276

-0,292

-0,4%

-2,4%

CRB

 

323,120

-1,970

-0,6%

5,8%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

653,50

9,00

1,4%

1,1%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

1305,25

11,50

0,9%

8,9%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

662,25

16,50

2,6%

1,5%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

206,25

1,65

0,8%

-9,6%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2370,00

-30,00

-1,3%

12,4%

Đường Mỹ

US cent/lb

26,09

-0,41

-1,5%

12,3%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

37,140

1,616

4,5%

33,0%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1723,50

9,20

0,5%

22,7%

Palladium Mỹ

USD/ounce

719,75

14,45

2,0%

9,7%

Nguồn tin: Reuters

ĐỌC THÊM