Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hàng hóa thế giới sáng 31-1: Tăng do số liệu từ eurozone, chính sách của Mỹ và lo ngại về vụ mùa

  • Chỉ số giá hàng hóa tham chiếu tăng 1%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11
  • Dầu thô Brent đạt mức cao nhất kể từ 16-10
  • Ngô cao nhất 7 tuần, đậu tương cao nhất 6 tuần
  • Đồng cao nhất gần 1 tháng, vàng cũng tăng
  • Cacao lội ngược dòng giảm giá xuống mức thấp nhất 7 tháng

Thị trường hàng hóa thế giới đồng loạt tăng giá vào lúc đóng cửa phiên giao dịch 30-1 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 31-1 giờ VN), với dầu, ngô và đậu tương đều cao kỷ lục nhiều tháng, được khích lệ bởi những số liệu kinh tế khả quan phát đi từ châu Âu, đồng USD yếu và lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung nguyên liệu.

Giá đồng tăng lên mức cao nhất trong gần 1 tháng, mặc dù đà tăng giá bị hạn chế bởi tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ quý 4 vừa qua có thể tăng thấp hơn dự kiến. Vàng cũng tăng, chủ yếu bởi cam kết của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) là sẽ duy trì kế hoạch kích thích kinh tế 85 tỷ USD mỗi tháng để mua trái phiếu.

Riêng cacao giảm giá, xuống mức thấp nhất 7 tháng bởi lo ngại nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu thấp.

Cà phê arabica cũng giống cacao, giảm giá.

Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB tăng 1% vào chốt phiên, mức tăng mạnh nhất kể từ 19-11.

15 trong số 19 hàng hóa tính chỉ số tăng giá, với nước cam, nickel, bạc, khí gas, nhôm, xăng và đậu tương mỗi loại tăng từ 2% trở lên.

Những yếu tố kinh tế ảnh hưởng tích cực tới thị trường phiên vừa qua:

  • Theo báo cáo từ Ủy ban Châu Âu hôm nay (30/01), chỉ số khảo sát niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng về nền kinh tế khu vực Eurozone đã tăng lên 89.2 điểm trong tháng 1 năm nay từ mức 87.8 điểm của tháng trước đó. Con số này vượt trên dự báo 88.2 của các chuyên gia và cũng ghi nhận mức độ lạc quan kinh tế cao nhất kể từ tháng 6/2012.

  • Hàng tháng, Fed sẽ tiếp tục mua vào 40 tỷ USD trái phiếu có tài sản đảm bảo (MBS) cùng với 45 tỷ USD trái phiếu kho bạc. Fed cũng tiếp tục tái đầu tư vào các loại tài sản sẽ đáo hạn. Fed tiếp tục nhấn mạnh chừng nào triển vọng của thị trường lao động chưa được cải thiện 1 cách bền vững, chương trình mua tài sản vẫn sẽ được tiếp tục. 

  • Các hoạt động sản xuất ethanol của Mỹ đang hỗ trợ giá ngô. Lợi nhuận sản xuất ethanol của bang Iowa đã tăng hơn so với tuần trước.

  • Giá ngô và đậu tương tiếp tục đà tăng do dự báo thời tiết tại Argentina tiếp tục khô hạn. Dự báo sẽ có một chút mưa vào đầu tháng 2, tuy nhiên không đủ để xoa dịu hạn hán suốt 1 tháng trước đó đe dọa sản lượng. Argentina là nước xuất khẩu thức ăn gia súc làm từ đậu tương và dầu đậu tương lớn nhất thế giới.

  • Mưa xuất hiện ở phía Bắc Brazil trong tuần này có thể gây trì hoãn việc thu hoạch tại một số khu vực. Sau đó mưa sẽ di chuyển xuống phía Nam trong 10 ngày tới tạo điều kiện thuận lợi cho mùa vụ đậu nành sau khi khu vực này trở nên khô nóng vào đầu tháng 1.
    Theo các nhà phân tích thị trường, nếu việc thu hoạch đậu tương tiếp tục chậm trễ ở Nam Mỹ thì nhu cầu đậu tương của thế giới có thể quay lại thị trường Mỹ.

Dầu tăng nhờ số liệu từ châu Âu và USD yếu

Trên thị trường năng lượng, dầu Brent tại London tăng 54 US cent lên 114,90 USD/thùng sau khi có lúc đạt 115,24 USD, mức cao nhất kể từ 16-10 năm ngoái.

Dầu thô Mỹ giá tăng 37 US cent lên 97,94 USD.

Giá xăng kỳ hạn tại New York phá vỡ ngưỡng 3 USD/gallon lần đầu tiên kể từ cuối tháng 9, sau khi tăng 2% lên 3,0387 USD.

USD giảm xuống mức thấp nhất 14 tháng so với euro sau khi Fed cam kết giữ nguyên tỷ lệ lãi suất gần 0.

Ngô, đậu tương tăng bởi lo ngại về thời tiết nông vụ ở Argentina

Dự báo thời tiết khô hơn ở Argentina trong 10 ngày tới và mưa ở miền bắc Brazil trong tuần này có thể trì hoãn việc thu hoạch đậu tương ở một số vùng, khiến giá mặt hàng này tăng nhẹ. Sự chậm trễ trong thu hoạch và gián đoạn trong cung ứng được xem là những yếu tố hỗ trợ thị trường đậu tương trong ngắn hạn.

Việc thu hoạch bị trì hoãn và nguồn cung bị gián đoạn được xem là những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến giá trong ngắn hạn.
Ngô kỳ hạn tăng lên mức cao nhất 7 tuần, còn đậu tương cao nhất 6 tuần bởi lo ngại thời tiết khô hạn có thể làm giảm sản lượng ở Argentina – nước xuất khẩu đậu tương lớn.

Sản xuất ethanol của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau khi chính phủ công bố số liệu hơn 2 năm trước đây.

Vàng, kim loại tăng nhờ cam kết của Fed

Đông kỳ hạn 3 tháng tại London tăng 1,4% lên 8.215 USD/tấn và là phiên tăng giá thứ 3 liên tiếp, sau khi có lúc đạt 8.240 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 3-1.

Vàng giao ngay cũng tăng 0,7% lên 1.675,96 USD/ounce.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

So với đầu năm (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

98,01

 0,44

 0,5%

6,7%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

115,02

 0,66

 0,6%

3,5%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,335

0,077

 2,4%

 -0,5%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1679,90

19,10

 1,2%

0,2%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1676,17

-0,53

 0,0%

0,1%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 375,00

 5,85

 1,6%

2,7%

Đồng LME

USD/tấn

 8226,00

 123,00

 1,5%

3,7%

Dollar

 

 79,271

 -0,293

-0,4%

3,3%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

740,25

10,75

 1,5%

6,0%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1478,75

27,00

 1,9%

4,2%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

787,00

10,00

 1,3%

1,2%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 147,70

-2,10

-1,4%

2,7%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2179,00

 -16,00

-0,7%

 -2,5%

Đường thô

US cent/lb

18,71

 0,33

 1,8%

 -4,1%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 32,177

0,993

 3,2%

6,5%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1677,40

 0,00

 0,0%

9,0%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 751,40

 1,65

 0,2%

6,8%

Nguồn tin: Reuters

ĐỌC THÊM