Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hiệp ước Vienna: Chỉ tạm thời giải cứu thị trường dầu

Hiệp ước Vienna giữa OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ khác ngoài OPEC sẽ gia hạn cắt giảm sản xuất dầu mỏ thêm 9 tháng. Sau thỏa thuận này, giá dầu giảm mạnh khoảng 5%. Cần nhiều hơn nữa để trấn áp những bất ổn kinh tế mới và sự biến động của thị trường.

Trong số những người trong ngành dầu mỏ, quyết định gia hạn cắt giảm sản xuất dầu được xem là một hiệp ước đã được thực hiện tốt trước cuộc họp Vienna vào tuần trước. Nhưng các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự đảm bảo về mức cắt giảm sản xuất dài hơn. Đó là điều quan trọng trong một kỷ nguyên của năng lượng quá dư thừa.

Kết quả của Vienna là rất quan trọng đối với tất cả các nhà nhập khẩu năng lượng. Nhưng tại sao các nhà sản xuất dầu dường như lại hạn chế tranh luận về việc cắt giảm ngắn hạn?

Sự dư thừa dầu của những năm thập niên 2010

Lượng dầu dư thừa hiện nay bắt nguồn từ lượng dầu thô dư thừa trong giai đoạn 2014-2015. Được đẩy mạnh trong năm 2016, cung thừa cung đã được thúc đẩy do sản lượng dầu mỏ của Mỹ và Canada đã đạt khối lượng quan trọng, sự cạnh tranh địa chính trị giữa các quốc gia sản xuất dầu, tình trạng "siêu chu kỳ hàng hoá" do sự giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và các nỗ lực chính sách xa dần nhiên liệu hóa thạch.

Cho đến năm 2012, giá dầu thế giới vẫn ở mức trên 125 USD/thùng, và vẫn duy trì ở mức trên 100 USD cho đến tháng 9 năm 2014. Sự giảm mạnh sau đó đã xảy ra sau khi giá dầu giảm xuống dưới 30 USD trong tháng 1 năm 2016.

Hơn nữa, sản xuất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã sẵn sàng tăng thêm nữa với việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại Iran, trong khi thị trường thừa cung hơn 2 triệu thùng mỗi ngày.

Khi các cuộc họp OPEC ban đầu thất bại trong việc giảm trần sản lượng dầu, bất chấp tình trạng dư thừa cung quá lớn, những gì tiếp theo là một cuộc khủng hoảng giá dầu sâu hơn. Nó báo hiệu một làn sóng gây mất ổn định mới đã góp phần làm giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

Trong điều kiện hiện tại, khả năng và sự sẵn sàng của nhóm dầu mỏ gồm 13 thành viên đồng ý về mức trần như vậy, thậm chí tạm thời, hỗ trợ tính ổn định trong khi góp phần tăng trưởng toàn cầu; ít nhất là khi OPEC và những nhà sản xuất không thuộc OPEC tuân thủ hoàn toàn.

Bất kỳ sự miễn trừ hay mở rộng khối lượng sản xuất hoặc việc tuân thủ không hiệu quả nào sẽ làm suy yếu nỗ lực của OPEC để đẩy giá lên bằng cách gia hạn cắt giảm.

Từ những đợt cắt giảm đầu tiên tới hiệp ước ở Vienna

Giai đoạn tháng 8 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017, giá dầu tăng 20%, chủ yếu nhờ có sự đồng ý cắt giảm sản lượng dầu của OPEC và các nhà sản xuất khác. Sau khi tăng một phần, giá dầu đứng ở mức 50 USD/thùng vào cuối quý I, tăng vọt lên gần 55 USD ngay trước cuộc đàm phán ở Vienna.

Hiện nay, Riyadh cần sự ổn định để đối phó với những thách thức kinh tế trong nước, trong bối cảnh cuộc chiến tranh chống lại Yemen. Đó là lý do tại sao Saudi Arabia đã đồng ý cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2008, chấp nhận một cú sốc lớn trong sản xuất, trong khi cho phép đối thủ khu vực của Iran đóng băng sản lượng ở mức trước khi bị trừng phạt kinh tế.

Sự nhất trí này đã không phải là tự nguyện hoàn toàn. Trong vài tháng gần đây, Iran và Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai và thứ ba OPEC, đã tìm cách miễn giảm sản xuất. Sau các cuộc đàm phán, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, ông Jabbar al-Luaibi, và người đồng nhiệm Iran Bijan Zanganeh đã ủng hộ việc gia hạn, theo kế hoạch của Saudi Arabia và Nga, nhà sản xuất dầu lớn nhất của OPEC và các nước ngoài OPEC. Một thỏa thuận xấu vẫn tốt hơn là không có thỏa thuận nào, mà khi đó giá dầu sẽ lại lao dốc, sẽ làm tổn thương họ nhiều hơn.

Nga đã ủng hộ việc cắt giảm này, bởi vì, nếu không có sự đa dạng hóa hợp lý, Moscow vẫn phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ. Miễn là giá cả vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tăng trưởng kinh tế của Nga được đảm bảo.

Việc mở rộng cũng mang lại lợi ích cho Mỹ  và châu Mỹ, do nguồn tài nguyên đá phiến và dầu khí ngoài khơi của họ.

Sự gia hạn không đầy đủ, áp lực toàn cầu

Tuy nhiên, do giá giảm mạnh sau Vienna cho thấy mức  gia hạn này không đủ. Sự tái cân bằng giữa cung và cầu vẫn còn được nhìn thấy ít nhất là khoảng 18 tháng, sau sự tăng cường hàng tồn kho trong suốt 3 năm qua.

Ngay cả trước cuộc họp tại Vienna, những người hoài nghi cho rằng giá dầu có thể không vượt quá 60 USD vào năm 2017-2018 vì thị trường dầu mỏ đang dưới sự chuyển đổi thế tục, quyền thương lượng đã chuyển từ các nền kinh tế phát triển sang các nước đang phát triển và các nguồn cung thay thế mới (đá phiến sét, năng lượng  tái tạo) đang giành được nhiều thị phần hơn. Nhu cầu tiêu thụ chậm chạp sẽ đảm bảo rằng cần phải cắt giảm thêm nữa vì giá sẽ vẫn giảm.

Áp lực mới sẽ xảy ra. Khi đồng USD tăng, dầu có xu hướng giảm. Dầu được tính theolà đồng USD, tiền tệ gắn với chính sách của Fed. Khi Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, có thể góp phần gây thêm bất ổn hơn nữa, đặc biệt là ở những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong bối cảnh phát triển kinh tế đòi hỏi nhiều năng lượng.

Trong ngắn hạn, việc gia hạn cắt giảm sản xuất ở Vienna là cần thiết nhưng không đủ để phục hồi toàn cầu bền vững. Bất chấp lượng tồn kho dồi dào và nhu cầu chậm chạp, nhu cầu theo mùa có thể sẽ tăng trong mùa hè ở Trung Đông, điều này có thể tạo ra thách thức cho sự tuân thủ. Sản xuất mạnh mẽ của Mỹ có thể sẽ trì hoãn việc tái cân bằng.

Hơn nữa, có một số cơn bão địa chính trị tiềm tàng - sự hợp tác quân sự Riyadh-Washington nhưng bất đồng về tương lai của thị trường dầu mỏ, quyền tiếp tục được miễn trừ của Iran và Iraq và một số nhà sản xuất lớn khác, bình thường mới của nhu cầu tiêu thụ dầu ở các nền kinh tế mới nổi, tác động của chính sách ủng hộ của tổng thống Trump đối với Israel ở Trung Đông ... có thể làm suy yếu khả năng hoặc sự sẵn sàng duy trì sự đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng của OPEC và không OPEC.

Ngay cả trong kịch bản hai năm ôn hòa nhất, sự gia tăng chia rẽ về cắt giảm sản lượng có thể sẽ giữ mức giá tương đối thấp hơn trong một thời kỳ kéo dài. Cần nhiều hơn nữa cho các triển vọng toàn cầu trong hòa bình, ổn định và bền vững.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM