Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kênh đào Panama hy vọng sẽ thu hút được lượng lớn LNG từ Mỹ tới Châu Á

Sau một năm hạn chế giao thông và dòng chảy thương mại toàn cầu bị đảo lộn do những thay đổi về địa chính trị, Kênh đào Panama – tuyến đường nhanh nhất để vận chuyển LNG của Mỹ đến Châu Á – đang giới thiệu một hệ thống đặt chỗ dài hạn mới, hy vọng sẽ thu hút được lượng lớn lưu lượng LNG của Hoa Kỳ.

“Trong trường hợp LNG, chúng tôi đã mất 65% (lưu lượng), tức là lưu lượng hiện đi qua Mũi Horn, so với mức chúng tôi có năm ngoái, hai năm trước”, người quản lý Kênh đào Panama, Ricaurte Vásquez Morales, trả lời Reuters trong một cuộc phỏng vấn tại Thành phố Panama.

Kênh đào Panama đã phải vượt qua nhiều trở ngại trong những tháng gần đây. Đầu tiên là đợt hạn hán lịch sử tại Hồ Gatún, nơi cung cấp nước để vận hành các âu thuyền của Kênh đào. Mực nước tại hồ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ít nhất năm 1965, buộc Cơ quan quản lý Kênh đào Panama phải giảm lưu lượng tàu qua lại vào năm 2023.

Lưu lượng giảm và thời gian chờ đợi kỷ lục đã góp phần làm cho hoạt động thương mại hàng hải toàn cầu trở nên hỗn loạn hơn. Các tàu phải đi qua Kênh đào Suez hoặc đi vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Châu Phi. Nhưng các cuộc tấn công của Houthi vào tàu thương mại trong và xung quanh Biển Đỏ đã buộc công ty giao dịch năng lượng phải vận chuyển nhiều dầu, nhiên liệu và LNG hơn qua tuyến đường dài hơn vòng xuống cực nam của Châu Phi.

Các hạn chế tại Kênh đào Panama đã được nới lỏng trong những tháng gần đây và cơ quan quản lý kênh đào hy vọng lưu lượng tàu sẽ bắt đầu gia tăng, trong đó có LNG của Mỹ đi Châu Á.

Kể từ năm 2022, khi Nga ngừng cung cấp khí đốt đường ống cho hầu hết các nước EU, xuất khẩu LNG của Mỹ đã chuyển hướng từ chủ yếu đến Châu Á sang Châu Âu.

LNG của Mỹ vẫn đang được đưa đến Châu Á và Kênh đào Panama là tuyến đường ngắn nhất. Nhưng tuyến đường này không phải lúc nào cũng có chi phí rẻ nhất vì Kênh đào tính phí cho mỗi lượt đi qua. Đôi khi, tùy thuộc vào giá LNG ở Châu Á, các tàu chở LNG thậm chí có thể thấy việc đi vòng xuoongs Châu Phi trên đường đến Châu Á có chi phí thấp hơn.

“Đôi khi mọi người quên rằng đi qua kênh đào ... không phải là một lối tắt miễn phí”, Anatol Feygin, Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc thương mại tại Cheniere Energy, nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ, nói với Reuters.

Các quan chức Kênh đào Panama đã bắt đầu thảo luận vào đầu năm nay với các nhà sản xuất LNG của Mỹ về cách kênh đào có thể giúp các nhà xuất khẩu Mỹ vận chuyển nhiều tàu LNG hơn qua tuyến đường ngắn nhất đến Châu Á, người quản lý kênh đào Vásquez nói với Reuters hồi tháng 5.

Kênh đào Panama cũng đang giới thiệu hệ thống phân phối suất đặt chỗ dài hạn (LoTSA) cho các tàu Neopanamax, trong đó các chủ hãng tàu có thể đặt chỗ cho hành trình trước tới một năm.

Các nhà xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ cần nhiều tàu đi qua qua Kênh đào Panama hơn vì họ, cũng như các nhà phân tích và thương nhân LNG, kỳ vọng nhu cầu LNG của Châu Á sẽ tăng mạnh trong nhiều năm tới, đặc biệt là ở Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển lớn ở Nam Á và Đông Nam Á.

Chẳng hạn như, Cheniere Energy kỳ vọng nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng hơn 50% vào năm 2040, từ 400 tỷ mét khối (bcm) hiện nay lên hơn 600 bcm.

Cheniere kỳ vọng Trung Quốc sẽ sớm trở thành thị trường đầu tiên trên thế giới có nhu cầu LNG 100 triệu tấn. LNG sẽ chiếm khoảng 25%-30% tổng nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc, Yingying Zhou, Giám đốc bộ phận LNG tại Cheniere, cho biết vào tuần trước.

Trung Quốc, quốc gia đã vượt qua Nhật Bản trong những năm gần đây để trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, sẽ là động lực tăng trưởng chính của nhu cầu LNG toàn cầu, các nhà phân tích trong ngành và các nhà giao dịch LNG lớn cho biết.

Ví dụ, Shell, nhà giao dịch LNG hàng đầu thế giới, dự kiến ​​nhu cầu LNG toàn cầu sẽ tăng 50% vào năm 2040, do nhu cầu cao hơn từ Châu Á, với việc chuyển đổi từ than sang khí đốt ở Trung Quốc và sự gia tăng tiêu thụ LNG để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Nam và Đông Nam Á. Thị trường LNG toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng vào những năm 2040, chủ yếu là do quá trình phi cacbon hóa công nghiệp của Trung Quốc và nhu cầu cao ở các nước Châu Á khác, Shell cho biết trong triển vọng LNG hàng năm vào đầu năm nay.

Công nghệ AI và các trung tâm dữ liệu của Châu Á cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu LNG tăng cao hơn trong những năm tới.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM