Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Lãi suất sẽ không “té nước” theo giá xăng dầu

Khẳng định này được người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đưa ra tại cuộc họp báo công bố quyết định giảm lãi suất về 13%/năm vừa kết thúc cách đây vài giờ.

“Giá xăng dầu tăng khiến các mặt hàng tăng giá, gây lo ngại lạm phát gia tăng trở lại, thì lãi suất cũng sẽ khó tăng lại” – Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định.

Cơ sở cho lập luận của mình, Thống đốc Bình dẫn chứng, đợt giảm lãi suất lần này diễn ra trong bối cảnh giá xăng dầu tăng nhiệt mạnh. Nhưng theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu các giá năng lượng (mặt hàng xăng dầu) tăng 10% thì ảnh hưởng tới lạm phát cả năm là 0,85% nhưng trước mắt sẽ chỉ tác động khoảng 0,24%. Mức tăng này không quá lớn ảnh hưởng tới việc giảm lãi suất.

Lãi suất sẽ không “té nước” theo giá xăng dầu

Mức tăng giá năng lượng không ảnh hưởng tới giảm lãi suất

Thực tế, lạm phát ở Việt Nam gồm 3 cấu phần lớn: 50% lạm phát do điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa. Giả sử lạm phát Việt Nam năm 2011 “chốt” ở mức 18,58% thì lạm phát lõi biến động từ 9-9,5%. Một nửa số lạm phát còn lại phụ thuộc vào giá cả bên ngoài thông qua tỷ giá ảnh hưởng tới mặt bằng giá cả trong nước và do điều hành giá cả trong nước (chủ yếu giá lương thực và thực phẩm). Giá năng lượng trong nước phụ thuộc vào giá thế giới. Như vậy giá thế giới lên hay xuống về chủ quan khó có thể kiểm soát.

Năm nay, phần còn lại ảnh hưởng đến lạm phát là giá lương thực và thực phẩm thì tín hiệu cho thấy chúng ta đang được mùa lớn. Đây là tiền đề để giữ ổn định giá 2 mặt hàng này. Cộng với chính sách điều hành tiền tệ chặt chẽ sẽ làm lạm phát lõi giảm xuống. Đây là những yếu tố làm triệt tiêu tăng lạm phát do giá thế giới tăng.

"Nếu lạm phát tăng lên trong 1 tháng hay thời gian ngắn mang tính hiện tượng thì không phải bản chất, nhưng nếu lên mang tính ổn định thì việc điều hành chính sách tiền tệ lấy mức lạm phát dưới 10% để làm mục tiêu hướng tới. Còn nếu lạm phát tăng lên ổn định và khách quan, thì lãi suất sẽ điều chỉnh tăng lên. Năm nay, chiều hướng đó tỷ trọng có thể xẩy ra là rất thấp. Vì thế, có tăng giá năng lượng thì hiệu ứng của nó vẫn trong tầm kiểm soát”- Thống đốc Bình khẳng định.

Không tiết lộ cụ thể con số dự trữ ngoại hối của hệ thống ngân hàng, nhưng người đứng đầu cơ quan điều hành tiền tệ thông tin, nếu dự trữ ngoại hối đầu năm 2011 là 100% thì cuối năm 2011 là 150%. Giả sử dự trữ ngoại hối cuối năm 2011 là 100% thì hiện tại mức dự trữ này đã tăng thêm 30%, lên 130%. Tính quy đổi, năm 2011 Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối khoảng 50% thì từ đầu năm tới nay mức tăng này tương đương 25-27%.

Nguồn tin: infonet

ĐỌC THÊM