Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu các ngân hàng trung ương sẽ làm phá hỏng sự bùng nổ dầu đá phiến?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã nâng lãi suất nhiều lần, gần đây nhất là vào tháng Sáu, với những lời hứa sẽ tiến hành nhiều hơn nữa. Việc tăng lãi suất đặt ra một vấn đề cho ngành công nghiệp dầu mỏ, vốn đã sử dụng nợ để củng cố sự bùng nổ cho hoạt động khoan dầu trên vùng đá phiến Mỹ. Lãi suất cao hơn có thể làm tăng chi phí khoan.

Tuy nhiên, giá dầu thấp và ít triển vọng cho sự phục hồi mạnh mẽ trong ngắn hạn – và thậm chí có thể cả trong trung và dài hạn - làm giảm cơ sở hợp lý cho lãi suất cao hơn. Nói cho cùng, lạm phát thấp, và giá hàng hóa thấp có rất nhiều thứ để làm với điều đó.

Trên thực tế, sự suy giảm của giá dầu trong năm nay đã dẫn đến lạm phát thấp hơn mong đợi, không chỉ ở Mỹ, mà còn ở châu Âu. Fed đã nhấn mạnh rằng lạm phát yếu là "tạm thời", nhưng nhiều người đang bắt đầu thắc mắc liệu điều đó có đúng hay không. Thierry Wizman, chiến lược gia lãi suất toàn cầu và tiền tệ cho Macquarie, nói với MarketWatch rằng "Hiện có một cơ hội lớn hơn nhiều mà sẽ có tác dụng chống lạm phát quan trọng từ giá dầu thấp hơn”. Với giá dầu và mức lạm phát thấp hơn, tại sao lại tăng lãi suất?

Tuy nhiên, Fed dường như có ý định tiếp tục tiến về phía trước. Và Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), là một nhóm các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, đã hối thúc các ngân hàng trung ương vài ngày trước tiếp tục "tháo gỡ". Nói cách khác, gói kích thích kinh tế bất thường xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Chủ tịch Fed Janet Yellen đã cảnh báo về các loại tài sản quá đắt, một tác dụng phụ của chính sách tiền tệ nới lỏng. FED nghĩ rằng chính sách tiền tệ cần phải thắt chặt để tránh tình trạng quá nóng.

Họ không cô đơn. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (EBC) đã gợi ý rằng có thể cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng của mình. BNP Paribas SA đã viết trong một bản tin tới khách hàng rằng "Thời điểm đang đến gần khi Cục Dự trữ Liên bang sẽ không còn là ngân hàng trung ương lớn duy nhất trong chế độ thắt chặt". Quả thực, triển vọng của các điều kiện thắt chặt hơn từ EBC đã dẫn tới việc bán tháo trái phiếu ồ ạt và làm tăng giá trị các đồng tiền khác so với đồng USD.

Điều này có liên quan gì đến dầu? Việc thắt chặt lãi suất có thể gây ra những vấn đề cho ngành công nghiệp đá phiến. Sự bùng nổ ngành đá phiến được đảm bảo bởi các khoản nợ với chi phí thấp- lãi suất thấp cho phép bất kỳ ai và tất cả mọi người khoan giếng, với các công ty ôm món nợ mỗi năm để giữ cho cơn sốt giàn khoan tiếp diễn. Theo báo cáo tháng 5 năm 2017 từ Trung tâm chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, tổng nợ của 63 công ty đá phiến ở Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.

Điều đó không thành vấn đề khi giá dầu cao. Song, sự sụp đổ của giá dầu đã đẩy hơn 100 công ty vào tình trạng phá sản, chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và kém hiệu quả.

Nhưng ngay cả khi sự hối thúc để tăng lãi suất từ ​​ngân hàng trung ương vẫn đang gây tranh cãi, thì có vẻ gần như là một kết luận đã định đoạt trước. Vì vậy, ngành công nghiệp đá phiến sẽ phải đối mặt với lãi suất tăng trong lúc giá dầu có thể bị mắc kẹt dưới 50 USD/thùng.

Đây là vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều đối với các công ty nhỏ hơn mà không có xếp hạng tín dụng tốt nhất. Các ông lớn trong ngành dầu mỏ sẽ vượt qua việc tăng lãi suất dễ dàng, nhưng còn đối với các công ty khai thác nhỏ, việc tăng lãi suất có thể là một mối đe dọa hiện ra lù lù. Đại học Columbia kết luận rằng lãi suất LIBOR tăng 2% sẽ dẫn đến chi phí lãi vay đối với các công ty có xếp hạng tín dụng từ B tới CCC tăng vọt lên 30%.

Đại học Columbia cho rằng một kịch bản thậm chí còn tệ hại hơn với lãi suất tăng tới 5% sẽ đồng nghĩa các công ty khai thác quy mô vừa và nhỏ rốt cuộc chỉ có thể có được khoản nợ không bảo đảm với tỷ lệ 10 đến 12%.

Kết quả là chi phí lãi vay cao hơn sẽ quét sạch phần lớn lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí và hiệu quả mà các công ty khoan đá phiến này đạt được trong ba năm qua.

Trên tất cả những điều này, lãi suất cao hơn có tác động rõ ràng hơn đối với giá dầu. Cụ thể, lãi suất cao hơn sẽ làm cho đồng đô la tăng giá, và vì dầu được định giá theo đồng bạc xanh nên nhu cầu sẽ giảm khi dầu trở nên đắt đỏ hơn. Kết quả sẽ gây áp lực giảm lên giá. Tất nhiên, mặt khác của chuyện này, là việc thắt chặt tiền tệ từ các ngân hàng trung ương khác ngoài Mỹ có xu hướng gây tác dụng ngược.

Nói tóm lại, việc siết chặt từ Fed đặt ra một vấn đề nữa cho ngành công nghiệp đá phiến tại thời điểm khi nó đang đấu tranh chật vật cho giai đoạn phục hồi.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM