Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu giá dầu sẽ tăng hay giảm? Thị trường đưa ra 2 giả thuyết trái chiều

Giá dầu WTI đã vượt ngưỡng $60 ngày thứ 4 sau khi báo cáo tuần của EIA cho thấy rằng các cửa hàng ở Mỹ đã rút 9,6 triệu thùng dầu. Uớc tính của API ngày thứ 3 thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 2,1 triệu thùng. Nhưng liệu động thái này có giúp bình ổn giá? 2 nhận xét trái chiều đối với xu hướng giá dầu trong tương lai khi một bên nói rằng giá đang ổn định trong xu hướng tăng còn bên khác cho rằng giá đang giảm theo chiều ngược lại.

Trường hợp giá dầu tăng:
Nhu cầu dầu ở Mỹ và Ấn Độ khá cao. Biên lợi nhuận việc lọc dầu ở Mỹ tốt, dự trữ xăng dầu giảm đồng nghĩa với việc miễn là mùa bảo trì lọc dầu kết thúc, các nhà máy sẽ hoạt động hết công suất và dự trữ dầu Mỹ giảm. Xuất khẩu dầu Mỹ cũng cao và đang gia tăng, vì vậy dầu thô hoặc sẽ được xuất khẩu, hoặc sẽ được đưa vào các nhà máy lọc dầu. Ở Ấn Độ, dữ liệu tháng 2 chỉ ra rằng tiêu thụ cả xăng và dầu diesel đều tăng.

Lệnh trừng phạt dầu đối với Venezuela và Iran giúp giảm khối lượng lớn dầu từ thị trường mà không cần OPEC. Ả rập xê út cũng giảm mạnh sản lượng và Iraq, Kazakhstan, Azerbaijan và Nga đều cam kết giảm sản lượng từ nay đến tháng 6.

Chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump cũng giúp đẩy giá dầu tăng cao bằng cách giảm nguồn cung dầu. Vào cuối tháng 4, chính quyền Trump sẽ quyết định liệu có nên làm mới các lệnh miễn trừ với một số nước nhập khẩu dầu Iran hay không. Nếu Trump không bỏ lệnh miễn trừ, các nước chỉ có thể nhập ít dầu Iran hơn. Chính quyền Trump cũng theo dõi chặt chẽ các lệnh trừng phạt với Venezuela, đặc biệt là bằng cách kiềm chế lượng dầu xuất khẩu đến Ấn Độ.

Với giả thuyết này, việc sản xuất dầu của Mỹ không thể giữ giá dầu ổn định trong mùa xuân và mùa hè.

Trường hợp giá dầu giảm:
Dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy nhu cầu tăng mạnh, nhưng dữ liệu kinh tế Châu Âu và Trung Quốc cho thấy câu chuyện hoàn toàn khác. Nhu cầu dầu Châu Âu vẫn ổn định nhưng dữ liệu gần đây cho thấy nhu cầu ở đây thực tế đang giảm. Nhu cầu giảm đáng kể ở Đức và Pháp, và giảm ít hơn ở Anh, Ý và Hà Lan. Dữ liệu hồi tháng 12/2018 cho thấy nhu cầu giảm 755.000 thùng/ngày ở Châu Âu.

Nhu cầu dầu ở Trung Quốc cũng là một mối quan ngại khác. Thật khó để có được dữ liệu chính xác ở Trung Quốc nhưng một trong những chỉ báo kinh tế đáng quan tâm là hoạt động của nhà máy. Tháng 2, hoạt động của nhà máy chậm lại. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp. Xuất khẩu của Hàn Quốc cũng giảm trong tháng 2, cho thấy nhu cầu giảm xuyên suốt cả khu vực. Thị trường dầu nhận thấy hoạt động nhà máy và dữ liệu xuất khẩu giảm trên thị trường Châu Á là một tín hiệu tiêu cực, và giá dầu thường giảm sau đó. Nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt thoả thuận sớm, nền kinh tế Trung Quốc sẽ trì trệ hơn.

Nhu cầu giảm về cơ bản bỏ qua cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC và các thành viên không thuộc OPEC. Không có gì ngăn cản Mỹ giảm sản lượng, thị trường dầu có thể dễ dàng bị dư cung trong những ngày tháng còn lại của năm 2019.

Giả thuyết nào là chính xác?

Theo Investing.com (Ellen R. Wald, Ph.D.)

ĐỌC THÊM