Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu Hoa Kỳ sẽ kiểm soát xuất khẩu dầu thô của Iran?

Đã có những lời kêu gọi Tổng thống Joe Biden hạn chế xuất khẩu dầu và khí đốt sinh lợi nhuận từ Iran – nhân tố được nhiều người cho là đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công hôm ngày 07 tháng 10 của lực lượng chính trị và quân sự Palestine Hamas vào Israel. Một số, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ cấp cao của Đảng Cộng hòa, Lindsey Graham, thậm chí còn đề xuất rằng Hoa Kỳ và Israel nên phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran. Ông nhấn mạnh: “Nếu không có dầu, Iran không có tiền và… Nếu không có tiền, chủ nghĩa khủng bố sẽ mất đi kẻ tài trợ lớn nhất”. Giá dầu và khí đốt tăng vọt kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm ngoái đã gây ra những đợt lạm phát và mức lãi suất tăng cao cần thiết để chống lạm phát ở Mỹ và nhiều đồng minh cốt lõi của nước này. Việc mất thêm bất kỳ nguồn cung dầu đáng kể nào sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế và chính trị vốn đã nguy hiểm này, và Iran là nguồn cung cấp chính của cả hai. Do đó, câu hỏi quan trọng đối với thị trường dầu khí hiện nay là liệu Mỹ có thắt chặt hơn nữa nguồn cung như vậy hay không, và nếu làm vậy thì điều gì sẽ xảy ra với giá dầu và khí đốt?

Như Oilprice.com đã nhấn mạnh kể từ đầu tháng 7, những nỗ lực bị đình trệ từ lâu nhằm đàm phán và thực hiện một phiên bản mới mang tính thỏa hiệp của Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA, thường được gọi là 'thỏa thuận hạt nhân') đã đạt đến giai đoạn cuối cùng để đạt được một thỏa thuận được công bố vào đầu tháng 11. Trớ trêu thay, với các cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 và các sự kiện đang diễn ra, mục tiêu cốt lõi của thỏa thuận mới đối với Hoa Kỳ là nhằm đảm bảo rằng Israel không đơn phương tiến hành các cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân vẫn còn hiện diện và rất bận rộn của Iran. Washington tin rằng những cuộc tấn công như vậy sẽ dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ Iran, từ đó có thể dẫn đến một cuộc xung đột rộng hơn giữa Israel và nhiều quốc gia Ả Rập, cũng như Iran. Và một hậu quả của việc này, mà theo Hoa Kỳ lý giải là giá dầu và khí đốt có thể tăng đột biến, như đã xảy ra trong Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, chứng kiến ​​giá dầu WTI chuẩn tăng khoảng 267%, từ khoảng 3 USD/thùng lên khoảng 11 USD/thùng. Một hậu quả khác có thể xảy ra là các nhà tài trợ siêu cường của Israel, các quốc gia Ả Rập và Iran cuối cùng sẽ thu hút các nhà tài trợ siêu cường của các quốc gia này – Mỹ về phía Israel, còn Trung Quốc và Nga về phía còn lại. Một kịch bản như vậy từ lâu đã được đặt lên hàng đầu trong các kịch bản chiến tranh của Lầu Năm Góc có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân toàn cầu. Mục tiêu tiếp theo của JCPOA mới được thực hiện thành công sẽ là nguồn cung dầu và khí đốt lớn hơn từ Iran sẽ đi vào thị trường toàn cầu trong những tháng tiếp theo, do đó sẽ khiến giá hạ nhiệt. Điều này sau đó sẽ làm giảm tác động tiêu cực của nền kinh tế do lạm phát và lãi suất cao kéo dài đối với nền kinh tế Hoa Kỳ và các đồng minh. Là một phần của cuộc đàm phán hướng tới phiên bản mới của JCPOA, Hoa Kỳ đã thực hiện một cách tiếp cận nới lỏng hơn để thực thi các biện pháp trừng phạt hiện có đối với dầu và khí đốt của Iran, và thậm chí còn cam kết gỡ phong tỏa 6 tỷ USD cho Iran từ việc bán dầu cho Hàn Quốc để đổi lấy việc trả tự do cho 5 tù nhân Mỹ bị giam giữ ở Iran.

Cả việc giải phóng 6 tỷ USD và thỏa thuận cuối cùng của JCPOA mới hiện đều bị đình chỉ vô thời hạn sau vụ tấn công ngày 7 tháng 10. Tuy nhiên, điều thú vị là dòng dầu và khí đốt từ Iran vẫn không bị ảnh hưởng, vì Mỹ đã không quy trách nhiệm cho Cộng hòa Hồi giáo về các cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Trên thực tế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng: “Khi nói đến cuộc tấn công cụ thể này [ngày 7 tháng 10 của Hamas nhằm vào Israel], vào thời điểm này, chúng tôi không có bằng chứng trực tiếp cho thấy Iran có liên quan đến cuộc tấn công cũng như lên kế hoạch hoặc thực hiện nó.” Do đó, ngoài đợt tăng đột biến ban đầu dựa vào tin tức về các cuộc tấn công, giá dầu và khí đốt hầu như không phản ánh trước khả năng hỗn loạn vẫn còn tồn tại ở Trung Đông. "Mỹ vẫn coi củ cà rốt và cây gậy của JCPOA mới là những phần quan trọng trong các động thái nhằm giảm leo thang cuộc xung đột hiện tại này [giữa Hamas và Israel],” một nguồn tin an ninh năng lượng cấp cao của Liên minh Châu Âu nói riêng với Oilprice.com vào tuần trước. “Bộ Ngoại giao cho rằng việc rút khỏi thỏa thuận JCPOA trước đó là một sai lầm lớn, vì điều đó có nghĩa là phương Tây không có cái nhìn sâu sắc và không có quyền kiểm soát bất cứ điều gì mà Iran có thể làm, và Bộ Ngoại giao nghĩ rằng một số thỏa thuận sẽ tốt hơn là không có thỏa thuận,” ông bình luận thêm.

Tuy nhiên, ngay cả khi có một sự leo thang khác đẩy Mỹ vào việc tìm cách thực thi các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn đối dầu và khí đốt của Iran, điều này có thể sẽ không thành công như tất cả các nỗ lực trước đây về mặt thực tế. Như được OilPrice.com nhấn mạnh vào đầu tháng 8 năm 2020, Hoa Kỳ tuyên bố việc gần đạt được mục tiêu giảm xuất khẩu dầu và khí đốt của Iran xuống mức 0 là hoàn toàn vô nghĩa. Những bình luận vào thời điểm đó cho rằng dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) công bố là bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc không nhập khẩu bất kỳ loại dầu thô nào từ Iran trong tháng 6 “lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2007” cũng không đúng sự thật. Đầu tiên, dầu thô từ Iran được đưa vào 'kho ngoại quan' chứ hoàn toàn không thông qua Hải quan Trung Quốc - và thậm chí còn không được ghi nhận là đã 'được thanh toán' - và do đó không xuất hiện trên bất kỳ chứng từ nào của GAC. Điều này đúng cho đến ngày nay.

Có những lý do khác khiến nhập khẩu từ Iran vào Trung Quốc (và của các nước khác) cũng không được thể hiện. Một phương thức quan trọng là Iran thường xuyên đổi tên các dòng dầu (bị trừng phạt) của mình sang các dòng dầu từ Iraq (không bị trừng phạt), nơi Iran có ảnh hưởng kinh tế và chính trị lớn. Việc đổi thương hiệu này càng được hỗ trợ bởi thực tế là nhiều mỏ dầu lớn của Iran là một phần của các vỉa chứa lớn mà nước này đồng sở hữu với nước láng giềng. Quả thật, cựu Bộ trưởng Dầu khí lâu năm của Iran, Bijan Zanganeh, đã nhấn mạnh vào năm 2020 rằng: “Những gì chúng tôi xuất khẩu không mang tên Iran. Các chứng từ cũng như các thông số kỹ thuật được thay đổi nhiều lần.” Các phương thức đã được thử và tin cậy khác được Iran sử dụng để tránh các biện pháp trừng phạt bao gồm tắt 'hệ thống nhận dạng tự động' trên các tàu chở dầu của họ và thay đổi từ tàu này sang tàu khác cho tàu chở dầu từ các quốc gia đồng cảm. Iran rất tự hào về khả năng tránh được mọi lệnh trừng phạt đến nỗi vào tháng 12 năm 2018 tại Diễn đàn Doha, Bộ trưởng Ngoại giao Iran khi đó là Mohammad Zarif đã tuyên bố rằng: “Nếu có một nghệ thuật mà chúng tôi đã hoàn thiện ở Iran, mà người khác phải trả phí để được học, đó là nghệ thuật né tránh các lệnh trừng phạt.”

Vì vậy, ngay cả khi Cánh Tây của Nhà Trắng có ý chí chính trị nhằm cố gắng ngăn chặn dòng dầu và khí đốt của Iran, thì về mặt thực tế, điều đó sẽ tạo ra rất ít sự khác biệt đối với lượng dầu và khí đốt được đưa vào thị trường dầu khí toàn cầu. Nhưng dường như không có mong muốn cụ thể nào để thực hiện điều này ở Washington, vì nước này không thể mạo hiểm để giá dầu và khí đốt tăng đột biến quá gần thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo. Kể từ khi Thế chiến thứ nhất kết thúc vào năm 2018, các đời tổng thống nước Mỹ tại vị đã thắng cử lại 11 lần trong số 11 lần nếu nền kinh tế không bị suy thoái trong vòng hai năm trước cuộc bầu cử tiếp theo. Tuy nhiên, các vị tổng thống Mỹ đương nhiệm tham gia chiến dịch tái tranh cử trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái chỉ giành được một chiến thắng trong tổng số bảy lần. Và giá dầu và khí đốt tăng có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước Mỹ. Trong lịch sử, cứ mỗi 10 đô la Mỹ thay đổi trong giá dầu thô sẽ dẫn đến sự thay đổi 25-30 xu trong giá của một gallon xăng. Và cứ mỗi 1 xu giá trung bình cho mỗi gallon xăng tăng lên thì chi tiêu của người tiêu dùng sẽ bị mất hơn 1 tỷ USD mỗi năm.

Nguồn tin: xangdau.net 

ĐỌC THÊM