Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mối tương quan đồng biến bất thường xuất hiện giữa đô la Mỹ và dầu

Giá dầu và đồng đô la Mỹ đã di chuyển theo cùng hướng trong hơn một tháng qua - một mô hình bất thường khi xem xét mối quan hệ nghịch đảo điển hình giữa loại hàng hóa này với đồng bạc xanh.

Mối tương quan đồng biến – khi cả đồng đô la và giá dầu thô đều tăng cao – không quá hiếm, nhưng chắc chắn đó không phải là mối liên hệ nghịch đảo thường thấy trong nhiều thập kỷ.

Các ngân hàng trung ương và ngân hàng cung cấp dầu thô trung ương, OPEC+, chịu trách nhiệm về mối tương quan đồng biến hiện tại, điều mà các nhà phân tích dự đoán sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì những lo ngại về nền kinh tế cuối cùng sẽ mang lại mối liên hệ nghịch đảo thường thấy giữa giá dầu và đồng đô la.

Mối liên hệ nghịch đảo

Vì dầu được định giá bằng đô la nên khi đồng đô la Mỹ tăng giá thường dẫn đến giá dầu giảm, trong khi đồng đô la suy yếu có xu hướng đẩy giá dầu thô lên cao hơn. Đồng đô la mạnh hơn có nghĩa là dầu đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, trong khi đồng đô la yếu giúp những người nắm giữ tiền tệ khác mua được nhiều dầu thô hơn bằng đồng nội tệ của họ. Thực tế, đồng đô la mạnh hơn khiến dầu thô trở nên đắt hơn đối với các nhà nhập khẩu sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài đồng đô la, điều này có thể làm giảm nhu cầu dầu.

Mối quan hệ nghịch đảo điển hình này đã bị phá vỡ vào cuối mùa hè do việc cắt giảm của OPEC+, khi Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm sản lượng bổ sung và lãi suất của Fed vẫn tăng, mặc dù có thể đã gần kề mức đỉnh.

Các nhà phân tích cho biết, mối tương quan đồng biến bất thường trong mối quan hệ giữa đồng đô la-dầu có thể kết thúc, vì sự trì trệ hoặc suy thoái kinh tế dự kiến ​​ở nhiều nền kinh tế phát triển có thể làm giảm nhu cầu dầu thô và đè nặng lên giá dầu.

Mối tương quan đồng biến

Kể từ đầu tháng 9, cả đô la Mỹ và giá dầu thô đều tăng cao hơn. Mối tương quan đồng biến đạt mức đỉnh điểm vào ngày 29/9 kể từ giữa tháng 3, theo dữ liệu LSEG do Reuters tổng hợp.

Đồng đô la tăng giá là do lãi suất tăng, trong khi việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ đã thắt chặt thị trường và đẩy giá dầu tăng lên mức cao nhất trong một năm vào cuối tháng 9.

Bất chấp giá dầu thô tăng trong hầu hết tháng 9, Ả Rập Saudi và Nga cho biết vào đầu tháng 10 rằng họ sẽ tiếp tục cắt giảm nguồn cung dầu trong tháng 11.

Với tư cách là 'ngân hàng trung ương' cung cấp dầu, OPEC+ đang tác động đến giá dầu bằng cách hạn chế sản xuất và xuất khẩu, mặc dù đường lối chính thức từ nhóm và đồng minh trong việc cắt giảm này là Nga đang "giữ" sự ổn định và cân bằng trên thị trường dầu mỏ."

Triển vọng ngắn hạn

Các nhà phân tích cho biết thị trường dầu mỏ có thể thắt chặt hơn nữa trong những tháng tới, nhưng những lo ngại về kinh tế và lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn có thể làm hạn chế nhu cầu dầu thô.

Tất nhiên, thị trường không bao giờ bình lặng được lâu và mối đe dọa về một cuộc chiến tranh ở Trung Đông đã quay trở lại trong tuần này. Khả năng chiến tranh Israel-Hamas lan rộng và tác động đến nguồn cung dầu hiện được đánh giá là thấp, nhưng không có nghĩa hoàn toàn không xảy ra.

Các nhà phân tích tại ING cho biết, cuộc xung đột có thể hỗ trợ thêm cho đồng đô la.

“Với khoảng ba triệu thùng mỗi ngày, Iran đang chứng tỏ là nhà cung cấp dầu cận biên quan trọng trong năm nay và phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị cao hơn nữa có thể được tính vào giá dầu thô nếu các lệnh trừng phạt đối với dầu thô Iran được thực thi nghiêm ngặt hơn hoặc bất kỳ hình thức phản ứng trực tiếp nào hơn diễn ra," các nhà phân tích nhấn mạnh vào đầu tuần này.

Các chiến lược gia ngoại hối của ING cho biết: “Gạt những diễn biến ở Israel snag một bên, hôm thứ Sáu đã công bố một báo cáo việc làm rất tịch cực của Hoa Kỳ, có vẻ như sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang ở chế độ diều hâu lâu hơn một chút”.

Các chiến lược gia khác đã ghi nhận những dấu hiệu sớm trong tuần này của sự kiệt sức trong đà tăng của đồng đô la Mỹ.

“Chúng tôi đã nhấn mạnh trước đó rằng cần có những dấu hiệu suy thoái rõ ràng trong nền kinh tế Mỹ để đảo ngược xu hướng tăng của đồng đô la,” Charu Chanana, chiến lược gia thị trường tại Ngân hàng Saxo, đã viết trong một ghi chú hôm thứ Ba.

“Nhưng tất cả những gì chúng tôi có hiện tại là báo cáo NFP mạnh mẽ và leo thang căng thẳng địa chính trị. Mặc dù điều đó đáng lẽ phải củng cố một sự mạnh lên khác của đồng đô la, nhưng thông điệp đến từ hành động giá là một sự kiệt sức.”

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích, bao gồm những người ở Ngân hàng Saxo, tin rằng mối tương quan đồng biến giữa đồng đô la và giá dầu thô cao không thể kéo dài lâu hơn nữa - điều gì đó sẽ thay đổi.

“Tôi tin rằng cuối cùng, đồng đô la mạnh sẽ làm giảm nhu cầu,” Tamas Varga tại công ty môi giới dầu mỏ PVM nói với Reuters, bình luận về mối liên hệ giữa giá dầu và đồng đô la.

Sau một ngày tăng vọt ngắn ngủi sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào cuối tuần qua, giá dầu thô đã giảm vào thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm.

Ed Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết hôm thứ Ba “Dầu vẫn có vẻ rất lạc quan dựa trên những rủi ro nguồn cung tiềm ẩn xuất phát từ cả hai cuộc chiến tranh và sự lạc quan rằng Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình”.

“Có vẻ như thị trường dầu mỏ sẽ vẫn thắt chặt hoặc thậm chí còn thắt chặt hơn nữa khi chúng ta bước vào mùa đông”.

Nguồn tin: xangdau.net 

ĐỌC THÊM