Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mức tồn kho liên tục tăng thách thức thị trường

Suy thoái kinh tế trên thế giới đã gây ra một sự sụt giảm mạnh trong tiêu dùng dầu mỏ toàn cầu. Mức nhu cầu giảm đột ngột và mạnh mẽ đã góp phần vào việc đẩy mức tồn kho lên cao đáng sợ - tại một số khu vực quan trọng mức tồn kho đã lên cao nhất. Sự tăng mức tồn kho này có thể thấy ở tất cả các khu vực, và tạo nên mức tăng tồn kho toàn cầu. Đó là mức tồn kho của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD được báo cáo bởi một số nước riêng lẻ, dầu đang lưu hành thì được thông báo bởi các cơ quan chuyên ngành; dầu trên biển thì được ước tính dựa trên cơ sở dữ liệu giao dịch; tồn kho của các nước không thuộc OECD thì được tính toán dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Trong số đó, mức tồn kho của OECD là chỉ tiêu rõ ràng nhất để đánh giá về mức tồn kho và điều kiện thị trường.

 
Nhìn vào diễn biến các mức tồn kho trong những năm gần dây có thể thấy một vài thay đổi quan trọng có thể quan tâm đến. Bao gồm sự tăng lên của số ngày tồn kho bình quân.Sự giảm nhu cầu tồn kho và sự biến động trong mối tương quan đã tồn tại lâu dài giữa mức tồn kho dầu thô và giá cả.
 
Biểu đồ 1 cho thấy mức giảm đều đặn của số ngày tồn kho bình quân xuống 51 ngày, trong khi mức tồn kho tuyệt đối tiếp tục dao động lên xuống xung quanh một mức cố định. Điều này phần lớn là do việc quản lý hàng tồn kho theo Just-in-time(*) được chấp nhận rộng rãi, phương pháp này nhằm vào những hiệu quả là giảm mức tồn kho và chi phí bảo quản hàng. Tuy nhiên từ năm 2005, số ngày tồn kho bình quân đã bắt đầu tăng lên, đến mức xấp xỉ 57 ngày hiện tại, bất chấp mô hình quản lý just-in-time. Thêm vào đó, nhu cầu tồn kho lại giảm do ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Điều này có thể thấy được trong những thay đổi có tính thời vụ trong nhu cầu, và nhu cầu này đã giảm từ mức 3,9 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 1995-2005 xuống chỉ còn 2,5 triệu thùng/ngày trong 3 năm qua. Do đó, những ảnh hưởng thời vụ lên mức tồn kho cũng giảm từ khoảng 180 triệu thùng xuống 110 triệu thùng. Điều này cho thấy nhu cầu về hàng tồn kho đã giảm đi trong những giai đoạn tiêu dùng cao điểm.
 
 
Một thay đổi khác diễn ra trong giai đoạn này là sự phá vỡ mối quan hệ đảo ngược vị trí vốn đã tồn tại lâu dài giữa giá cả và mức tồn kho. Theo như biểu đồ 2, mối quan hệ giữa giá WTI và mức tồn kho biểu hiện một mối tương quan chặt chẽ trong năm 1995-2004 – mức tồn kho cao hơn tương ứng với giá thấp hơn, và mức tồn kho giảm thì giá tăng. Mối tương quan này đã bị phá vỡ từ năm 2004 khi cân bằng thị trường hàng hóa cùng với các nhân tố không cơ bản bắt đầu có ảnh hưởng mạnh tới giá. Trong giai đoạn này, những biến động trong mức tồn kho không có một ảnh hưởng ổn định nào tới giá dầu thô. Tuy nhiên, những số liệu mới đây cho thấy mối tương quan mức tồn kho – giá có thể lập lại, mặc dù vẫn còn quá sớm để phán đoán.
 
 
 
Những thay đổi này được phản ảnh trong sự tăng lên mới đây của mức tồn kho, mức tăng này còn được tăng cường bởi tình trạng contango mạnh trên thị trường. Tình trạng này khuyến khích các thương nhân và những người khác dự trữ quá mức dầu thô trong những tàu chứa nhằm thu lợi nhuận từ mức giá tương lai cao hơn. Đến cuối tháng 1, ước tính có 70 đến 80 triệu thùng dầu được dự trữ ngoài khơi trong khoảng 30-40 tàu chứa khổng lồ (VCCL) , chiếm 7-8% số tàu siêu lớn của thế giới. Việc này khiến cước phí dùng tàu siêu lớn VCCL lên cao chót vót trong khi thị trường đang cho rằng nhu cầu về tàu chở dầu thấp đi do nhu cầu về dầu mỏ của OPEC đã giảm đi nhiều.
 
Tình trạng contango ăn sâu và nhu cầu giảm ở Mỹ đã tạo động cơ cho mức tồn kho ngày càng chồng chất lên, đối với loại dầu quan trọng là WTI ở Cushing, Oklahoma. Do đó, mức tồn kho tăng lên mạnh mẽ và hiện tại đang ở mức 34,9 triệu thùng, gần bằng sức chứa tối đa. Điều này gây ra tình trạng giá chuẩn WTI bị bóp méo, không phản ánh được những cơ bản của thị trường rộng lớn.
 
Thêm nữa, chính phủ Mỹ và Trung Quốc đang tận dụng những thuận lợi từ giá thấp để làm đầy kho dự trữ chiến lược. Bộ năng lượng Mỹ đã phục hồi SPR- nguồn dầu dự trữ chiến lược với mục tiêu đạt sức chứa cao nhất 727 triệu thùng. Trong khi đó ở Trung Quốc, các viên chức đã thừa nhận rằng họ đã bắt đầu tận dụng thuận lợi từ việc giá thấp để làm đầy kho xăng dầu của họ.
 
Mức tồn kho cao và đang tăng lên – đặc biệt là đối với dầu thô – rất có thể sẽ tiếp tục phá vỡ tính ổn định toàn diện trên thị trường. Ảnh hưởng của nó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi nhu cầu theo thời vụ giảm mạnh cũng như thời kỳ bảo dưỡng của các nhà máy lọc dầu đang nở rộ. Tình hình hiện tại của thị trường với những sự biến động về cung cầu, cộng với khủng hoảng kinh tế đang trầm trọng hơn trên toàn thế giới, làm nổi bật sự cần thiết và quan trọng của OPEC với những hành động nhằm làm ổn định thị trường, bao gồm cả quyết định mới đây nhất ở Oran. Nó cũng chứng tỏ sự cần thiết hợp tác rộng rãi giữa các ngành công nghiệp dầu mỏ để đối mặt với những thách thức này.
 
·        Just-in-time: mô hình quản lý hàng tồn kho theo đó lượng nguyên liệu tồn kho được giữ ở đúng mức đủ dùng cho kỳ sản xuất tiếp theo, không có tình trạng tồn đọng hay thiếu thốn.

ĐỌC THÊM