Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngày 06/10: Kinh tế, tài chính thế giới 24h qua

Wall Street nhảy vọt 2%, vàng phá kỷ lục mới 1,341.20 USD/oz, giá dầu tiến sát 83 USD/thùng, giá đồng chạm mức cao 26 tháng, NHTW Nhật bất ngờ hạ lãi suất, Moody’s cảnh báo cắt giảm một bậc tín nhiệm Ireland, IMF lo lắng về sự yếu kém của hệ thống tài chính toàn cầu… là các điểm nhấn kinh tế tài chính trong 24h qua.

 

Trong Báo cáo Bình ổn Tài chính Toàn cầu (GFSR) được công bố 6 tháng một lần, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định hệ thống tài chính toàn cầu vẫn còn rất bất ổn và là mắc xích yếu kém trong đà phục hồi của nền kinh tế do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và những khó khăn trên thị trường nhà đất Mỹ.

Theo IMF, những rủi ro trong hệ thống tài chính toàn cầu có thể được hạn chế nếu giải quyết triệt để các tài sản có vấn đề, cải thiện tình hình tài chính của từng quốc gia và làm sáng tỏ các quy chế giát sát tài chính.

Kinh tế Mỹ

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) Mary Schapiro cho biết SEC đang tiến hành điều tra các thuật toán giao dịch sau khi khẳng định việc đặt lệnh bán qua máy tính là nguyên nhân gây ra vụ sụp đổ kinh hoàng ngày 06/05. Dù đã áp dụng thiết bị ngưng giao dịch tự động nhằm ngăn chặn giá cổ phiếu rơi tự do nhưng bà Schapiro cho biết SEC cần phải đưa ra thêm một số biện pháp khác.

Viện quản lý nguồn cung (ISM) thông báo chỉ số dịch vụ tháng 9 tăng từ 51.5 điểm lên 53.2 điểm, cao hơn dự báo tăng lên 51.8 điểm của các nhà kinh tế đồng thời đánh dấu tháng mở rộng thứ 9 liên tiếp.

Kinh tế châu Âu

Moody’s cảnh báo cơ quan này có thể tiếp tục hạ một bậc tín dụng của Ireland từ mức Aa2 như hiện nay do gói giải cứu lên tới 50 tỷ EUR mà nước này dành cho hệ thống ngân hàng, đà phục hồi yếu ớt của nền kinh tế và chi phí vay mượn leo thang. Theo Moody’s, các số liệu gần đây cho thấy triển vọng về nhu cầu nội địa vẫn còn mờ mịt và lợi tức trái phiếu Chính phủ ngày càng tăng cao kể từ lần hạ tín nhiệm trước vào ngày 19/07.

Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) có thể điều chỉnh thâm hụt ngân sách 2009 lên mức cao hơn nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến mức thâm hụt năm nay. Hồi tháng 4, Eurostat cho rằng cơ quan này có thể điều chỉnh thâm hụt ngân sách 2009 của Hy Lạp thêm 0.5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nợ công thêm 5-7%.

Cùng ngày, Eurostat thông báo doanh số bán lẻ tháng 8 của Eurozone giảm 0.4% so với tháng trước, xấu hơn dự báo 0.2% của các nhà kinh tế. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán lẻ tháng 8 tăng khớp với dự báo 0.6%.

Theo Markit và Viện Quản lý Sức mua - Cung cầu của Anh (CIPS), chỉ số PMI dịch vụ tháng 9 tăng từ 51.3 điểm lên 52.8 điểm, đi ngược với dự báo giảm xuống 51.2 điểm của các nhà kinh tế. Sự cải thiện này giúp xoa dịu mối quan ngại rằng nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái kép.

Kinh tế châu Á

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bất ngờ hạ lãi suất từ 0.1% xuống mức từ 0-0.1% đồng thời cam kết duy trì chính sách tiền tệ dễ thở cho đến khi giá cả bình ổn. BOJ còn cho biết sẽ thành lập quỹ trị giá 5 ngàn tỷ JPY (tương đương 60 tỷ USD) để mua lại trái phiếu Chính phủ, nợ doanh nghiệp, các quỹ ETFs và các loại quỹ khác nhằm vực dậy nền kinh tế.

Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) cũng khiến các nhà hoạch định chính sách ngạc nhiên khi quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4.5%, trái với dự báo tăng thêm 0.25% lên 4.75%.

Cùng ngày, Cục thống kê Australia công bố thặng dư thương mại tháng 8 mở rộng từ 1.74 tỷ đôla Australia (AUD) lên 2.35 tỷ AUD (tương đương 2.27 tỷ USD), nhưng lại thấp hơn so với dự báo trung bình 2.5 tỷ AUD của các nhà kinh tế. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tháng 8 giảm 2% so với tháng trước đó xuống 24.71 tỷ AUD, còn nhập khẩu giảm 5% xuống 22.37 tỷ AUD.

Vòng quanh các thị trường

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 05/10:

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ 2.48% xuống 2.47%.

Trên thị trường Mỹ, đồng USD giảm mạnh so với các giỏ tiền tệ khác, chỉ số đồng USD chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm nay.

Đồng bạc xanh cũng chìm xuống mức thấp 8 tháng so với đồng EUR và trượt dài so với bảng Anh và đồng JPY.

Đồng nội tệ của Mỹ đã và đang chịu nhiều áp lực sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) thông báo sẽ mua trái phiếu Chính phủ dài hạn để thúc đẩy nền kinh tế. Trong khi đó, Nhật Bản cũng có động thái tương tự để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhưng lại không thể ngăn chặn được đà leo thang mạnh của đồng nội tệ.

Ngược lại, đồng bạc xanh còn rớt xuống mức thấp nhất trong 15 năm so với đồng JPY kể từ khi Chính phủ Nhật Bản công bố các biện pháp can thiệp.

Sự rớt giá mạnh của đồng bạc xanh đã đem lại sức bật cho giá cả hàng hóa niêm yết bằng đồng USD như vàng, dầu và đồng. 

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York tiếp tục nhảy múa khi nhảy vọt 23.50 USD/oz lên mức cao mọi thời đại 1,340.30 USD/oz. Trước đó trong ngày, giá kim loại quý này leo lên tới 1,342.60 USD/oz.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 trên sàn NYMEX tăng 1.35 USD/thùng lên 82.82 USD/thùng.

Giá đồng giao tháng 12 tăng vọt lên mức cao 16 tháng 3.73 USD/lb.

Sơ lược các chỉ báo kinh tế công bố ngày 06/10:

Eurozone

- 16h00: GDP quý 2

Đức

- 17h00: Số đơn đặt hàng công nghiệp

Mỹ

- 19h15: Báo cáo việc làm của ADP

- 20h00: Bộ trưởng Tài chính Mỹ phát biểu

- 21h30: Dự trữ dầu thô

Nguồn: Vietstock

ĐỌC THÊM