Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngày thứ 2 dầu tăng giá do chính phủ Mỹ viện trợ cho ngành ô tô

 
Dầu thô đã tăng giá ngày thứ 2 do nhu cầu về nhiên liệu sẽ phục hồi sau khi hạ nghị viện Mỹ phê chuẩn khoản vay 14 tỉ $ nhằm cứu trợ các hãng ô tô.
 
Hôm qua dầu mỏ đã tăng giá 3% vì biện pháp trên có thể ngăn chặn sự tổn thất hàng triệu việc làm ở Mỹ. Dầu thô đã giảm 20% giá trong 2 tuần qua vì sự phát triển chậm chạp của kinh tế toàn cầu.
 
Dầu thô giao tháng 1 đã tăng 72 xu, hay 1,7% lên 44,24$/thùng, trong phiên giao dịch điện tử tại sàn New York Mercantile Exchange, và được bán ở giá 43,96$ hồi 1:44 chiều giờ Singapore.
 
Hàng giao sau, mà đã giảm 55% trong năm nay, đang tiến tới một đợt giảm lớn nhất hàng năm kể từ khi bắt đầu giao dịch năm 1983 vì các kinh tế trên toàn cầu đang điêu đứng.
 
Nghị viện đã bổ nhiệm một người gọi là giám sát viên khoản tiền cho các hãng ô tô vay đồng thời yêu cầu họ phải đệ trình các kế hoạch dài hạn về việc họ sẽ khôi phục năng lực tài chính của họ như thế nào. Biện pháp này được chuyển tiếp lên Thượng viện, nơi có nhiều sự phản đối.
 
Khoản tiền cứu trợ tài chính này như một phao cứu sinh cho tập đoàn General Motors Group, và Chrysler LLC, mà đã cho biết họ có thể hết sạch tiền mặt vào đầu năm tới. Chính quyền Bush và những vị đứng đầu đảng dân chủ ở Quốc hội đã ủng hộ biện pháp này, họ đã từng nói sẽ bắt buộc các hãng sản xuất ô tô phải cơ cấu lại để cải thiện khả năng tài chính hoặc hoàn trả các khoản nợ.
 
Đấu tranh với suy thoái:
 
Chính phủ các nước trên thế giới đang giảm các khoản chi phí vay mượn để khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu và đấu tranh chống lại suy thoái. Ngày hôm nay Hàn Quốc đã giảm tỉ lệ lãi suất quy định xuống mức thấp kỷ lục chỉ 3% trong khi Đài Loan có thể giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong 3 năm.
 
Khoản tiền cứu trợ này “sẽ tác động tới toàn thể nền kinh tế Mỹ, và đây là một ảnh hưởng quan trọng tới giá dầu” - theo ông David Moore, một nhà chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Commonwealth Bank của Úc, Sydney. “Ngay cả khi có các chương trình viện trợ, vẫn tồn tại tình trạng nhu cầu yếu và các vấn đề kinh tế nghiêm trọng khác ở Mỹ.”
Hôm qua dầu đã tăng giá sau khi Nga có dấu hiệu phối hợp với OPEC giảm sản lượng vào tuần cuối, kết thúc 5 tháng dầu giảm liên tiếp, giảm tới 100$.
 
Sản lượng của OPEC :
 
Bộ trưởng bộ năng lượng ông Sergei Shmatko cho biết Nga sẽ tuyên bố đồng ý cắt giảm sản lượng vào hôm 17/12, khi OPEC hội thảo, Interfax đưa tin. OPEC, nguồn cung cấp hơn 40% lượng dầu mỏ trên thế giới, có thể tuần tới sẽ giảm sản lượng tới 2,5 triệu thùng/ngày, tỉ phú quản lý quỹ phòng vệ Boon Pickens cho biết hôm 9/12.
 
Shmatko cho biết ông đã nói chuyện qua điện thoại với chủ tịch OPEC và cho biết tổ chức này đang chuẩn bị giảm cung ứng một lượng đáng kể, theo Interfax. Xuất khẩu dầu mỏ của Nga đứng thứ 2 sau Arap Saudi. Na Uy xếp hàng tiếp theo nhưng không thuộc OPEC, không hề có kế hoạch giảm sản lượng, bộ trưởng bộ xăng dầu cho biết.
 
“Nếu họ giảm, họ sẽ sẽ có sức mạnh đặt giá trên thị trường”, ông Toby Hassall, một nhà phân tích của Commodity Warrants Australia, Sydney cho biết. “Rất có khả năng Nga sẽ giảm. Tuy nhiên nếu họ không giảm, họ sẽ được lợi nhiều từ việc OPEC giảm sản lượng”
 
Ngày 8/12,ông Shokri Ghanem, viên chức hàng đầu ở Liby về dầu mỏ, cho biết OPEC sẽ thông báo giảm sản lượng đáng kể khi họ họp tại Algeria vào ngày 17/12. Dầu đã tăng giá 29xu kể từ khi tổ chức này tuyên bố giảm 1,5 triệu thùng mỗi ngày hôm 24/10.
 
Hàng tồn kho của Mỹ :
 
“Nếu OPEC giảm 2,5 triệu thùng mỗi ngày, đây là một lượng đủ để giá dầu ngừng giảm trên thị trường,” ông Hasegawa của Newedge cho biết. “Nhưng đồng thời mọi người cũng hiểu rằng một mức giá cao sẽ làm nền kinh tế chậm lại thêm nữa. Vấn đề cân bằng này là rất quan trọng.”
 
Chính phủ Mỹ ngày hôm qua đã công khai một bản thông báo trong đó cho biết lượng xăng và nhiên liệu chưng cất tồn kho, một hạng mục trong đó bao gồm cả dầu đốt và dầu diesel, đã tăng lên vào tuần trước khi các nhà máy tinh chế tăng cường hoạt động và nhu cầu thì giảm.
 
Xăng tồn kho đã tăng 3,7 triệu thùng lên 202,7 triệu thùng trong tuần trước, bộ năng lượng cho biết ngày hôm qua trong bản báo cáo hàng tuần. Nhiên liệu chưng cất tồn kho cũng tăng 5,6 triệu thùng lên 130,6 triệu. Lượng xăng cung cấp được dự đoán là sẽ giảm 400 000 thùng, còn nhiên liệu chưng cất thì giảm 1,5 triệu thùng, theo một cuộc khảo sát của Bloomberg.
 
Các hãng tinh chế đã sản xuất với 87,4% công suất, tăng 3,1% so với tuần trước đó.
Dầu Brent giao tháng 1 đã tăng 20 xu, hay 0,5% lên 42,60$/thùng tại sàn giao dịch ICE Futures Europes của Luân Đôn. Trong hợp đồng đã tăng 87 xu, hay 2,1%, cố định ở mức 42,40$/thùng, ngày hôm qua.
 

ĐỌC THÊM