Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nguyên nhân khiến cho giá dầu tuần trước vẫn phục hồi bất chấp tình cảnh coronavirus

 

Tuần trước một lần nữa đã chứng minh rằng các thị trường thường phản ứng dựa trên tâm lý và nhận thức về triển vọng hơn là những sự thật phũ phàng, lạnh lùng.

Sự bùng phát của coronavirus đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu dầu mỏ, một tình huống được nhấn mạnh bởi các dự báo được đưa ra vào tuần trước bởi cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA).

IEA đã hạ mức dự đoán nhu cầu trong năm nay là 365.000 thùng mỗi ngày xuống còn 825.000 thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ năm 2011. EIA thậm chí còn dự kiến ​​nhu cầu dầu sẽ giảm tới 435.000 thùng/ngày trong quý 1 năm 2020.

Các sửa đổi giảm của OPEC thì ít hơn. Tổ chức này dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng thêm 990.000 thùng/ngày trong  năm 2020, trong đó bao gồm sửa đổi giảm 230.000 thùng/ngày.

Hai báo cáo này đã được công bố giữa những tin tức tiêu cực về coronavirus. Tác động của nó đối với nhu cầu dầu của Trung Quốc là rất nghiêm trọng, làm giảm tốc độ hoạt động của các nhà máy lọc dầu tới 3 triệu thùng/nhày. Tác động của virus sẽ lấy 1,1 triệu thùng/ngày ra khỏi thị trường trong quý đầu tiên của năm nay và 344.000 thùng/ngày trong quý hai tại Trung Quốc - theo IEA.

Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức một số nhà cung cấp sẵn sàng giảm giá dầu cho các lô hàng cập cảng phía đông của họ để giữ thị phần. Theo S&P Global Platts, điều này chủ yếu ảnh hưởng đến Brazil, Nga và Angola.

Những con số này có ý nghĩa khi nhìn vào tác động của sự lây lan của coronavirus đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô và công nghệ. Hyundai đóng cửa các nhà máy ở Hàn Quốc và Chrysler Fiat ở Serbia. General Motors lo lắng về dây chuyền sản xuất của mình ở Mỹ và một số nhà máy ở Anh đã rút ngắn thời gian làm việc của họ do thiếu phụ tùng.

Apple đã bị ảnh hưởng đặc biệt, với một số nhà máy tại Trung Quốc sản xuất các bộ phận hoặc lắp ráp iPhone đã chậm mở cửa trở lại sau năm mới âm lịch - nếu có.

Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu là ảm đạm. Vào tháng 1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ 0,1% trong mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 xuống còn 3,3%. Đó là trước khi những lo lắng về coronavirus xuất hiện.

Vào Chủ Nhật, giám đốc điều hành của IMF, Kristalina Georgieva, đã giảm thêm tốc độ tăng trưởng 0,1 - 0,2 điểm phần trăm. Đồng thời, bà cảnh báo về việc đưa ra các dự đoán vội vàng, bởi vì đến điểm này hầu như thế giới vẫn chưa nắm rõ cách thức virus sẽ phát triển.

Tác động của virus là gấp đôi, một kéo dài và một là kéo theo sự phục hồi sau khi điều tồi tệ nhất kết thúc. Cái ban đầu là sự mất mát trong tiêu dùng, đi lại và du lịch trong năm mới âm lịch của Trung Quốc, tạo thành một cú đánh một lần, không thể phục hồi.

Ảnh hưởng thứ hai là sự sụt giảm sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Công nghiệp, theo thời gian, sẽ bù đắp cho các tồn đọng tạo ra. Cuối cùng, nó thậm chí sẽ dẫn đến nhu cầu dầu lớn hơn mong đợi - nhiên liệu hàng đầu cho vận chuyển - bởi vì các lô hàng sẽ hoạt động trở lại, và các nhà máy sẽ cần phải bù đắp cho lượng tồn đọng.

Vậy tại sao giá dầu lại tăng vọt trong khi triển vọng ngắn hạn lại ảm đạm như vậy? Sự phát triển này đã đi ngược lại với những gì được thấy trong hầu hết các mặt hàng khác, đặc biệt là đồng. Brent đã tăng hơn 3,60 USD mỗi thùng hoặc gần 7% trong tuần. Giá đã giảm một chút kể từ đó, đạt 57,39 USD/thùng đối với Brent trong giao dịch châu Á sáng thứ Hai.

Đáp án rất đơn giản. Trong khi triển vọng ngắn hạn là tiêu cực, các nhà phân tích và thương nhân đặt hy vọng lớn vào cuộc họp sắp tới của OPEC +, một nhóm các quốc gia thành viên OPEC và 10 đồng minh của họ do Nga dẫn đầu.

Các bộ trưởng sẽ gặp nhau tại Vienna vào ngày 5 và 6 tháng 3 và hầu hết các nhà phân tích dự kiến ​​họ sẽ thông qua các khuyến nghị của một cuộc họp kỹ thuật được tổ chức vào đầu tháng này, nói rằng nhóm nên cắt giảm sản lượng thêm 600.000 thùng/ngày. Con số sẽ bổ sung vào mức giảm 1,7 triệu thùng/ngày mà OPEC + đã phê duyệt vào tháng 12 năm ngoái. Toàn bộ 2,3 triệu thùng/ngày sẽ vẫn ở ngoài thị trường cho đến tháng 6, khi một cuộc họp khác được lên lịch.

The odds are that the March meeting will be no different and that is clearly what traders anticipate. Should that not be the case, expect the price of oil to slide after March 6.

Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng kinh tế của coronavirus, 600.000 thùng/ngày này cũng có thể đạt được kết quả và cân bằng thị trường. Tuy nhiên, có những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển.

Thứ nhất đó là căng thẳng chính trị và nội bộ ở Libya đang ngăn chặn xuất khẩu dầu lửa của đất nước. Nếu tiến trình Berlin đạt được kết quả mong muốn vào cuối quý này, sản xuất của Libya và với việc xuất khẩu, có thể tiếp tục bổ sung vào tình trạng dư cung.

Thứ hai, các nhà phân tích sẽ quan sát cách OPEC + tương tác vào tháng 3. Saudi Arabia muốn đưa cuộc họp tháng 3 diễn ra sớm hơn, nhưng Nga đã không đồng ý. Nga cho đến nay, đã nhiều lần phát biểu cứng rắn trước các cuộc họp của OPEC +. Cuối cùng, Moscow đã đồng ý tham gia vào việc thực hiện những gì được yêu cầu để cân bằng thị trường.

Tỷ lệ đặt cược là cuộc họp tháng 3 sẽ không khác những cuộc họp trước đó và đó rõ ràng là những gì các nhà giao dịch dự đoán. Và nếu kết quả không như kịch bản mong đợi, dự kiến ​​giá dầu sẽ giảm sau ngày 6 tháng 3.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM