Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nguyên nhân nào ngăn cản dầu tăng giá?

Các biện pháp tái cân bằng thị trường dầu mỏ trong suốt gần 2 năm qua của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga đã giúp đẩy giá dầu lên cao. Tuy nhiên, khi thị trường dầu khí đạt được sự cân bằng, giá dầu phải bao nhiêu mới hợp lý?

Theo trang tài chính kinh tế Vestinance, sau khi giá dầu tăng lên mức cao nhất là 66USD/thùng vào ngày 26-1-2018 thì vào ngày 13-2-2018, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đã bắt đầu sụt giảm, chỉ còn 59USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX). Tuy nhiên, hiện nay dầu đã tăng giá trở lại, lên mức 63,5USD/thùng. Kể từ mùa hè năm 2017, dầu Brent và WTI đã bắt đầu tăng giá. Nhưng có nhiều nguyên nhân đang kìm hãm giá dầu. 

Khai thác dầu đá phiến ở Mỹ

Dầu đá phiến tại Mỹ có đáp ứng nhu cầu trong tương lai?

Sản lượng dầu tại Mỹ thời gian qua tăng cao nhờ những cải tiến đáng kể trong kỹ thuật khoan ngang và phương pháp khai thác dầu đá phiến. Bên cạnh đó, những cải tiến này cũng giúp việc khai thác dầu tại các khu vực hầm mỏ khó tiếp cận trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, sản lượng dầu tại Mỹ đã vượt quá 10 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ vẫn chỉ chiếm 5% tổng nguồn cung toàn cầu. Sản lượng dầu này ít có khả năng đáp ứng được nhu cầu xăng dầu của toàn nước Mỹ trong một ngày (hiện tại là hơn 17 triệu thùng), chưa kể đến việc xuất khẩu dầu sang các nước khác.

Dầu đá phiến và các loại đá khác có mật độ dầu (API) rất cao (hơn 40o). Hiện tại, Nga đã có thể sản xuất được dầu ngọt nhẹ từ đá phiến mà trước kia rất nhiều nhà máy lọc dầu tại Nga đều không thể xử lý được.

Nhờ đá phiến có mật độ dầu cao, Hoa Kỳ đã xuất khẩu được nhiều dầu như hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, trong tháng 1-2018, nước này đã khai thác được 9.926.800 thùng dầu thô mỗi ngày. Trong số đó xuất khẩu được 1.342.500 thùng dầu/ngày (chủ yếu là dầu ngọt nhẹ) và 4.885.000 thùng dầu thành phẩm/ngày. Cũng trong thời gian này, Mỹ nhập khẩu 7.976.500 thùng dầu mỗi ngày (chủ yếu là dầu nặng).

Nếu sản lượng dầu đá phiến có thể đủ để đáp ứng thị trường dầu mỏ thì các nhà đầu tư cho rằng, không cần lãng phí tiền để thăm dò tại các khu vực xa xôi hay khoan dầu tại các khu vực có mức độ nguy hiểm cao như tại các vùng nước sâu.

Sản lượng dầu được OPEC và Mỹ sản xuất chiếm hơn 45% nguồn cung toàn cầu. Và hiện nay sản lượng dầu thế giới đang giảm một cách ổn định do đầu tư vào khai thác ở các nước khác đang giảm.

Trong tháng 4-2017, nhu cầu dầu thô của thế giới đã tăng hơn 2 triệu thùng/ngày. Từ giữa quý I đến quý II/2017, nhu cầu dầu đã tăng 2,3 triệu thùng/ngày. Trong năm 2017, dự trữ dầu của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Nhưng hiện tại, trữ lượng dầu của Mỹ đang bằng một nửa sản lượng tối đa mà họ khai thác được trong 5 năm qua.

OPEC và Nga có thể làm “ngập” thị trường dầu khi cần thiết?

Đầu tiên, sẽ thực sự là dại dột nếu các nước OPEC lại tăng sản lượng dầu của họ vào thời điểm giá dầu đang sụt giảm như hiện nay. Thứ hai, lợi nhuận mà OPEC hiện nhận được từ việc sản xuất dầu là rất ít, thấp hơn rất nhiều so với khoản chi phí mà họ đã phải đầu tư cho việc khai thác dầu.

Trong bản báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công bố vào ngày 13-2-2018, các thành viên của OPEC đã hoàn thành tới 137% cam kết hạn chế nguồn cung. Nga, quốc gia không thuộc OPEC, cũng đã đáp ứng được 85% các điều kiện trong thỏa thuận này. Lý do thực sự dẫn đến việc OPEC cắt giảm sản lượng là vì các quốc gia này không thể khai thác dầu nhiều hơn mức ở thời điểm hiện tại.

Năng lượng tái tạo làm giảm lượng tiêu thụ dầu mỏ?

Vào đầu thế kỷ XXI, phần lớn mọi người đều tin rằng, chúng ta sẽ sống tốt hơn nếu không còn phụ thuộc vào xăng dầu. Đây không phải là điều vô lý. Thế hệ 8x, 9x nghĩ rằng, những người nông dân sẽ lái xe điện trong vài năm tới. Nhưng họ không biết điện dùng để sạc những chiếc xe này đến từ đâu.

Cách đây 30 năm, nhiều người cho rằng, nhiên liệu sinh học sẽ làm giảm nhu cầu về dầu mỏ. Nhưng hôm nay, tất cả mọi người đều biết rằng, điều này đã không xảy ra.

Số lượng xe điện dự kiến sẽ tăng nhưng sẽ không gây ra ảnh hưởng đến nhu cầu về xăng hay dầu diesel, ít nhất là trong một thập niên nữa. Sản xuất điện bằng năng lượng gió và mặt trời đe dọa đến ngành công nghiệp than, nhưng các nhà máy năng lượng tái tạo này vẫn không thể cạnh tranh lại với các nhà máy điện khí.

Dù bạn muốn hay không thì thế giới này vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ. Không có gì có thể so sánh được với xăng và dầu diesel, vì hai loại nhiên liệu này có giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại nhiên liệu khác.

Nguồn tin: petrotimes.vn

ĐỌC THÊM