Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhập khẩu thấp hơn và giảm phát của Trung Quốc đặt ra những thách thức cho các nhà giao dịch hàng hóa

Trong bối cảnh xu hướng giảm giá phổ biến đối với nhiều thị trường hàng hóa trong suốt năm nay, đã có kỳ vọng về một nền kinh tế Trung Quốc đang hồi sinh để khởi động một chu kỳ nhu cầu khác và thúc đẩy giá cả. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế mới nhất của Trung Quốc được công bố đã đặt ra nghi ngờ về việc hiện thực hóa sự hồi sinh đã được dự đoán trước này. Trong bài viết của tuần này, chúng ta sẽ xem xét dữ liệu gần đây nhất, tác động hiện tại đối với giá cả hàng hóa và tình trạng này có thể diễn tiến thế nào trong tương lai gần.

Áp lực giảm phát

Thống kê đang ‘chiếm sóng’ các tiêu đề liên quan đến Trung Quốc là quốc gia này đã ghi nhận mức giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái đối với CPI vào tháng 7 và qua đó trở thành quốc gia G20 đầu tiên bước vào thời kỳ giảm phát kể từ Nhật Bản rơi vào tình trạng này vào tháng 2 năm 2021. Đồng thời, Chỉ số giá sản xuất (PPI) “giảm tháng thứ 10 liên tiếp, xuống 4,4% và nhanh hơn mức giảm dự báo 4,1%”, theo Reuters. Trong khi hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đã dành cả năm qua để chống lại lạm phát cao thông qua việc tăng lãi suất, thì Trung Quốc lại phải vật lộn để thiết lập lại tốc độ tăng trưởng vốn là một phần bản sắc kinh tế của quốc gia này trong vài thập kỷ qua.

Theo báo cáo của Reuters, điều đáng chú ý là có một số yếu tố cơ bản đối với tiêu đề CPI cho thấy bối cảnh giảm nhẹ. Lạm phát cơ bản, một thước đo không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu, thực tế đã tăng 0,8% so với cùng kỳ trong tháng Bảy. Hơn nữa, giá thịt lợn nội địa tại Trung Quốc đã giảm hơn 25% trong 12 tháng qua do nguồn cung tăng và nhu cầu yếu.

Tuy nhiên, ở những nơi khác, có những dấu hiệu cho thấy các trụ cột của tăng trưởng kinh tế vẫn chưa ổn định. Một trong những tập đoàn phát triển bất động sản lớn nhất của Trung Quốc, Country Garden, gần đây đã hủy bỏ kế hoạch bơm thêm tiền vào công ty và ngay sau khi bỏ lỡ hai khoản thanh toán lãi trái phiếu, theo NY Times. Giá trị của công ty đã giảm một nửa trong năm nay và với vai trò quan trọng của lĩnh vực bất động sản trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và thực sự là thị trường hàng hóa công nghiệp trong những năm trước đây, tin tức này sẽ làm suy yếu niềm tin vào lĩnh vực vốn đã ốm yếu này. Tất nhiên, chưa đầy 2 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính của Evergrande gây ra những làn sóng chấn động cho cả nền kinh tế trong nước và toàn cầu.

Hoạt động Xuất nhập khẩu bằng đường biển của ChAI dẫn dắt giá Thép, cho thấy một số chỉ báo giảm giá đối với thương mại của Trung Quốc.

Thương mại đình trệ

Một lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc đặc biệt bị ảnh hưởng là thương mại, với cả nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm trong tháng Bảy. Theo báo cáo của Reuters, nhập khẩu trong tháng 7 giảm 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái và xuất khẩu giảm 14,5% so với cùng kỳ; Dữ liệu thương mại của Trung Quốc chưa bao giờ giảm với tốc độ như vậy kể từ sau đại dịch Covid.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu quặng sắt, đồng và dầu thô lớn nhất toàn cầu và tác động của việc giảm xuất nhập khẩu có thể được nhìn thấy trong dữ liệu thương mại đối với các mặt hàng này. Nhập khẩu đồng trong tháng 7 giảm hơn 2% so với tháng 6 và đã giảm hơn 10% kể từ đầu năm. Theo ChAI, việc giảm nhập khẩu đồng sunfat được cho là nguyên nhân chính làm giảm giá kim loại đỏ trong năm tới. Ở những mặt hàng khác, nhập khẩu quặng sắt đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng là 93,5 triệu tấn trong tháng 7, thấp hơn 2% so với tháng 6.

Ở thị trường dầu thô, bức tranh hơi khác một chút. Trong phần lớn thời gian 12 tháng qua, Trung Quốc đã mua dầu thô giá rẻ của Nga, tận dụng cơ hội thị trường do lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow tạo ra. Do đó, mức giảm nhập khẩu dầu thô hơn 10 triệu thùng/ngày của tháng 7 so với tháng 6 cần được xem xét trong bối cảnh khối lượng nhập khẩu đáng kể trong nửa đầu năm; thật vậy, số liệu nhập khẩu của tháng 6 cao thứ hai trong lịch sử. Mặc dù dự trữ dầu thô ở Trung Quốc có thể dồi dào, nhưng nhập khẩu giảm gần 19% so với tháng trước cho thấy nhu cầu không tăng nhanh như nhiều người dự đoán cho nửa cuối năm nay.

Cũng cần lưu ý rằng suy thoái kinh tế toàn cầu rộng hơn trong năm qua đã góp phần vào sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc. Các con số PMI đã giảm xuống dưới 50 ở Mỹ và thậm chí dưới 40 ở Đức, cho thấy mức độ khó khăn của sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. Hơn nữa, điểm đến của nhiều hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc là các quốc gia phương Tây, nhưng môi trường lạm phát cao và lãi suất tăng đã làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng, do đó ảnh hưởng đến sản xuất và nhu cầu nguyên liệu thô của Trung Quốc.

Trong tương lai, thị trường sẽ theo dõi sát sao các kế hoạch kích thích cụ thể từ chính phủ Trung Quốc để khởi động lại hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ mới 12 tháng trước, Bắc Kinh đã bơm 44 tỷ đô la vào nền kinh tế để đạt được mục tiêu tương tự nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn. Mặc dù thị trường có thể tăng vọt khi có tin tức mới, nhưng dữ liệu sẽ là chìa khóa để theo dõi hiệu quả của bất kỳ nỗ lực kích thích nào trong thời gian dài.

Nguồn tin: ChAI Predict

© Bản tiếng Việt của xangdau.net

ĐỌC THÊM