Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhu cầu giảm chi phối thị trương dầu mỏ

 
Giá dầu thô đã giảm mạnh kể từ giữa tháng 7. Nguyên nhân đằng sau tình hình này là sự đi xuống của các nền kinh tế OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), sự suy yếu của nhu cầu về dầu mỏ, sự lên giá của đồng dollar, sự co hẹp các hoạt động đầu cơ và do đó làm giảm đầu tư vào thị trường dầu. Điều này đặc biệt đáng lưu ý ở Mỹ, nơi các dữ liệu thực tế về sự tăng trưởng của nhu cầu dầu mỏ từ tháng 1 đến tháng 10 cho thấy lượng giảm 1,2 triệu thùng/ngày, lớn nhất kể từ năm 1980 (xem biểu đồ 1)
 
Đỉnh điểm của toàn bộ xu hướng giảm, độ biến động của giá dầu đã tăng đáng kể từ giữa tháng 9, khi khủng hoảng tài chính lún sâu hơn sau vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers.  Trong suốt giai đoạn này, sự biến động ngày qua ngày đã tăng thêm 6%, so với 4% hồi đầu tháng 7. Độ biến động trong một ngày cũng tăng đáng lưu ý. Trong khi đó, giá dầu lại giảm nhanh hơn. Những điều này phản ánh biến động trong thị trường vốn và tiền tệ(xem biểu đồ 2), vì khủng hoảng đã lan rộng và tính chắc chắn của hệ thống tài chính đã sụp đổ cùng với niềm tin vào năng lực chính phủ có thể đền bù những thiệt hại này. Mặc dù các biện pháp phối hợp thông qua chính sách tiền tệ đã ngăn chặn được tình huống xấu nhất trên thị trường tại chính, và thị trường tiền tệ cũng đã dịu đi, niềm tin vẫn không được khôi phục lại.
 
 
 
Hậu quả của khủng hoảng tài chính và những mất mát chồng chất trong sổ cân đối kế toán của các ngân hàng đồng nghĩa với việc khoản vay cho khách hàng và các doanh nghiệp vẫn chưa được hoàn trả. Tỉ lệ thế chấp vẫn ở mức cao hơn mong đợi, và các điều kiện cho vay cũng bị thắt chặt hơn đối với cá nhân và các công ty. Thị trương dầu vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của những tình trạng này và rõ ràng rằng sự hạn chế tín dụng ở mức độ nào đó đang tác động đến thị trường. 
 
Trong khi đó,nền kinh tế toàn cầu đang đi xuống, với tốc độ giảm nhanh hơn dự đoán, được phản ánh qua việc điều chỉnh giảm xuống các dự báo về tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại năm 2008 và của năm 2009. Rõ ràng rằng các nước lớn trong OECD hiện đang trong giai đoạn suy thoái đồng bộ và các nước còn lại trên thế giới đang bị ảnh hưởng ở một mức độ mạnh hơn là dự tính trước đó.
 
Do đó, các ngân hàng trung ương ở cả các nước phát triển và đang phát triển đều hạ lãi suất. Tuy nhiên, vì ở một số quốc gia đã đạt đến giới hạn của các chính sách tiền tệ, mối quan tâm chuyển sang chính sách tài chính mà có thể nhanh chóng thúc đẩy tăng trưởng. Một trong những mục tiêu chính của hội nghị G-20 mới đây ở Washington là phối hợp các biện pháp trên toàn thế giới để tăng tính hiệu quả của chúng. Trong khi những nỗ lực này không được mong đợi là sẽ lật ngược tình trạng suy thoái, thì vẫn có hi vọng rằng những biện pháp khuyến khích này sẽ hạn chế được mức độ kéo dài và tàn phá của cuộc suy thoái toàn cầu. Gói khuyến khích 586 tỉ $ mới đây đưa ra bởi Trung Quốc chắc chắn sẽ có vai trò quan trọng trong toàn bộ nỗ lực này.
 
Mặc cho những nỗ lực đó, những dự báo kinh tế đã làm ảm đạm tình hình về nhu cầu dầu mỏ. Một số viện nghiên cứ đã dự báo sự co hẹp của nhu cầu trong năm tới. Với những tình hình này, OPEC đã quyết định giảm sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày trong hội nghị lần tứ 150 của họ, bắt đầu thực hiện từ 1/11. Sẽ cần thời gian để toàn bộ tác động của quyết định này có thể thể hiện rõ trên thị trường. Tuy nhiên, nguy cơ tăng lên về cuộc suy thoái kinh tế sẽ kéo dài cùng với sự tăng trưởng kém bền vững của nhu cầu dầu mỏ tiếp tục ảnh hưởng xấu đền niềm tin thị trường, gây thếm sức ép giảm giá.
 
Trong tình trạng biến động hiện nay, các biện pháp kiểm tra gắt gao hơn và sự can thiệp thường xuyên là cần thiết. OPEC sẽ tiếp tục thận trọng dõi theo biến động của thị trường dầu mỏ, mở đầu là cuộc họp bộ trưởng ở Oran, Algeria, và sẵn sàng đưa ra các quyết định cần thiết để làm tăng tính ổn định của thị trường.
 

ĐỌC THÊM