Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu có thể mang lại tình trạng thâm hụt

Sự tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu là một phần quan trọng báo trước rằng cắt giảm nguồn cung đã tái cân bằng thị trường trong thời gian kỷ lục. Giờ đây, hiệp ước được ủng hộ bởi Saudi-Nga đang xem xét quá trình đảo chiều thỏa thuận cắt giảm sản lượng, trong khi nhu cầu tăng trưởng cho thấy rất ít dấu hiệu chậm lại.

Rủi ro đó để lại một khoảng trống trên thị trường mà liên minh OPEC sẽ phải chật vật để lấp đầy.

Nhà đầu cơ dầu giá lên đang lắng nghe Jeff Currie, người đứng đầu phòng nghiên cứu hàng hóa của Goldman Sachs, tại Hội nghị thượng đỉnh dầu thô toàn cầu của S&P hồi đầu tháng này sẽ vô cùng vui sướng. Ông này đã nói rằng ông là người lạc quan nhất trong một thập kỷ.

“Xu hướng nhu cầu củng cố là điều chiếm ưu thế ở đây, chứ không phải sự cắt giảm sản lượng của OPEC. Đó là thứ yếu,” Currie nói.

OPEC và 10 quốc gia khác bắt tay vào kế hoạch loại bỏ 1,8 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2016 để quét sạch hơn 300 triệu thùng dầu thô tồn kho. Và nhiệm vụ đó đã được thực hiện tốt trước thời hạn của thỏa thuận vào cuối năm nay, nhờ vào việc tuân thủ quá mức hạn ngạch cắt giảm và nhu cầu mạnh mẽ đối với dầu thô.

Nhu cầu tiêu thụ đã bị đặt câu hỏi với giá cao hơn. Nhưng xem xét các dự báo từ các tổ chức lớn như IEA, IMF và S & P Global Platts Analytics cho thấy rằng sự đồng thuận là nhu cầu tiêu thụ sẽ duy trì mạnh mẽ.

“Nhu cầu tiếp tục khỏe mạnh nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, với giá dầu cao hơn, chúng ta đang thấy một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang giảm nhẹ khoảng 100.000-200.000 thùng/ngày,” Chris Midgley, người đứng đầu Platts Analytics cho biết.

“Trong ngắn hạn, giá sẽ có tác động tương đối nhỏ theo nhu cầu tiêu thụ. Nhưng nếu giá hàng hóa vẫn tăng cao, chúng ta có thể bắt đầu thấy điều này làm trì trệ tăng trưởng GDP toàn cầu - với những dấu hiệu lo ngại ở những nơi như Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil - có thể có tác động lớn hơn đến tăng trưởng nhu cầu nói chung.”

https://www.hellenicshippingnews.com/wp-content/uploads/2018/06/global-oil-supply-demand.jpg

Nhu cầu mạnh mẽ trong ngắn hạn

Currie hạ thấp các rủi ro của sự tác động gâu thổn thương cho nhu cầu ở mức giá gần 80 USD/thùng trong ngắn hạn.

“Rất nhiều người lo lắng về giá dầu cao hơn và tác động của nói lên nhu cầu. Bằng chứng thực sự không có ở đó,” ông nói.

Saudi Arabia và Nga đã thảo luận về khả năng tăng hạn ngạch sản xuất vào đầu quý 3 năm nay, nhưng sẽ cần phải thuyết phục phần còn lại của liên minh, đặc biệt là Iran.

Do các lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu vào tháng 11, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC phải đối mặt với việc mất thêm thị phần vào tay một nhóm có thể tăng sản lượng khá nhanh chóng: cụ thể là Saudi, UAE, Kuwait và Nga.

Họ có thể tăng thêm bao nhiêu là một điểm tranh luận và sẽ được thử nghiệm nghiêm túc vào mùa hè khi các nhà sản xuất Trung Đông cần nhiều dầu thô hơn.

Trong khi một số nhà quan sát OPEC không tin rằng nhóm sẽ mang lại hạn ngạch mới cụ thể, có vẻ như liên minh này có thể cần phải làm nhiều hơn là chỉ phát tín hiệu sự linh hoạt hơn cho thỏa thuận này. Điều đó không phụ thuộc vào áp lực từ những người tiêu dùng nặng ký như Mỹ và Ấn Độ, cả hai đều lên tiếng lo lắng về giá cao hơn trong những tháng gần đây.

Trò chơi rượt đuổi

Nói về đồn đoán mức tăng  khoảng 1 triệu thùng/ngày, Currie nói: “Thị trường này cần thêm nguồn cung. Nó không chỉ cần, mà là bắt buộc. Nếu không, bạn chỉ đơn giản là sẽ lao xuống vực thẳm.”

“Nhu cầu toàn cầu là 100,5 triệu thùng/ngày và nguồn cung đang quanh mức 99,5 triệu thùng/ngày. Vì vậy, bạn có một khoảng trống 1 triệu thùng/ngày ... có nghĩa là phải có gì đó để cung cấp. Hoặc bạn sẽ nhìn thấy giá cao hơn nhiều, đó là lạm phát, hoặc nhiều nguồn cung hơn và OPEC là tổ chức duy nhất có công suất dự trữ,” Currie nói thêm.

Và OPEC càng không làm gì, thì mức thâm hụt sẽ càng lớn thì sản lượng của Venezuela tiếp tục sụp đổ và nhu cầu dầu cẫn tăng trưởng. Hơn nữa, các số liệu đang cho thấy rằng một thị trường thắt chặt hơn cũng chậm hơn vài tháng so với hiện tại, cho thấy có cơ sở để bù đắp khoảng trống.

Báo cáo tháng 5 của OPEC cũng nêu bật thách thức này.

Nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô OPEC sẽ đạt trung bình 32,74 triệu thùng/năm vào năm 2018, theo ước tính của OPEC, giảm 260.000 thùng/ngày từ năm 2017.

So với sản lượng tháng 4 của OPEC là 31,93 triệu thùng/ngày, theo ước tính của các nguồn tin gián tiếp độc lập mà OPEC sử dụng để giám sát sản lượng.

Nhiều người trong ngành công nghiệp này chỉ ra rằng nguồn cung Mỹ và sản lượng ngoài OPEC khác như Brazil và Canada đang bù đắp 1,65 triệu thùng/ngày mà OPEC dự báo nhu cầu sẽ tăng trong năm nay. Điều đó có nghĩa là OPEC có thể không cần nhấn nút khuẩn cấp.

Tuy nhiên, điều đó bỏ qua một thực tế rằng rất nhiều dầu thô bổ sung đến từ đá phiến sét Mỹ thì nhẹ hơn nhiều và ngọt hơn nhiều so với lượng dầu OPEC bị mất thì năng hơn và chua hơn. Nó không phải là một sự thay thế thích hợp và làm phức tạp hình ảnh tái cân bằng.

"Từ nay đến cuối chu kỳ kinh doanh, tôi chắc chắn muốn nắm vị thế mua dầu," Currie nói, chỉ vào thời gian 18 tháng tới.

Nếu Nga và Saudi Arabia cần thuyết phục phần còn lại của liên minh rằng hạn ngạch cần phải được điều chỉnh khi họ gặp nhau ở Vienna vào ngày 22 tháng 6, nhu cầu sẽ  đứng đầu danh sách trước khi bản chất tuần hoàn tạo ra một thị trường dễ biến động hơn.

 Nguồn: xangdau.net/Platts 

ĐỌC THÊM