Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC đối mặt nguy cơ dầu giảm xuống dưới 50 nếu không có cắt giảm sâu hơn

 

Với cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra chỉ sau vài tuần, OPEC và các đối tác đang cho thấy không có động lực nào cho hành động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ giá dầu. Nhưng nếu không có sự can thiệp, một số nhà dự báo có ảnh hưởng nói rằng tình trạng dư cung mới có thể khiến thị trường sụp đổ vào đầu năm tới.

Giá dầu thô, giao dịch ở mức khoảng 62 đô la một thùng tại London, có thể giảm gần 30% xuống còn 45 đô la một thùng nếu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đồng minh không tuyên bố cắt giảm sản lượng sâu hơn, theo Morgan Stanley. Citigroup Inc. và BNP Paribas SA dự đoán sẽ trượt xuống mức thấp của phạm vi giá 50.

Điều đó sẽ tăng cường sức ép lên các thành viên nhóm như Venezuela, Iran và Iraq, vốn đã quay cuồng với khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của ngành công nghiệp, tác động vào cuộc cách mạng đá phiến đã biến nước Mỹ thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

“Hiện tại, viễn cảnh của tình trạng dư cung sẽ xuất hiện trên thị trường vào năm 2020,” Martijn Rats, chiến lược gia dầu mỏ toàn cầu tại Morgan Stanley cho biết. OPEC hoặc tăng cường cắt giảm, hoặc giá sẽ giảm xuống còn khoảng 45 đô la một thùng và buộc một sự suy giảm của đá phiến ở Mỹ để cân bằng thị trường.”

Nguồn cung dầu từ bên ngoài OPEC sẽ mở rộng nhanh gấp đôi so với nhu cầu toàn cầu vào năm tới, do nền kinh tế mong manh ảnh hưởng sức tiêu thụ trong khi nguồn cung mới tràn vào thị trường từ Mỹ, Na Uy và Brazil, theo dữ liệu của nhóm. Nếu Saudi Arabia, Nga và những nhà sản xuất khác những người thống trị sản xuất trong năm nay, không làm làm sâu sắc thêm những hạn chế khi họ gặp nhau ở Vienna vào ngày 5 đến 6 tháng 12, giá sẽ gần như chắc chắn suy yếu, các ngân hàng nói.

Trong khi Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết nhóm và các đối tác của họ đã sẵn sàng thực hiện bất cứ điều gì cần thiết để ngăn chặn một đợt suy thoái khác, các đại diện nói rằng các nhà sản xuất lớn nhất trong liên minh đang không thúc đẩy cắt gima3 thêm. Bộ trưởng Dầu mỏ Oman Mohammed Al Rumhy cho biết hôm thứ Ba rằng,nhóm có thể sẽ gắn bó với mức sản lượng hiện tại.

Saudi dường như không có ý định cho sự hy sinh hơn nữa. Vương quốc đã cắt giảm sản lượng sâu hơn gấp đôi so với mức dự kiến ​​ban đầu trong tháng 10, trong khi các nước khác trong liên minh - đặc biệt là Iraq và Nigeria – vẫn chưa thực hiện được các cam kết của họ, theo dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg. Nga phải đối mặt với áp lực ngân sách ít hơn so với các đối tác OPEC và do đó ít khẩn cấp hơn để hành động.

Duy trì mức cắt giảm hiện tại có thể là quyết định đúng đắn nếu sự lạc quan gần đây về năm 2020 được chứng minh là đúng. Barkindo tuần trước đã báo hiệu rằng áp lực buộc tổ chức can thiệp đã giảm đi, vì triển vọng trong năm tới là sáng sủa hơn vì sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đáng kinh ngạc và biến mất của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Một số ngân hàng dự báo giá dầu, bao gồm Goldman Sachs Group Inc., Standard Chartered Plc, DNB ASA và SEB AB nói rằng OPEC + không cần phải cắt giảm thêm nữa, vì dầu thô sẽ ở mức gần 60 đô la trở lên trong năm tới khi tăng trưởng đột phá trong sản lượng đá phiến tắt ngúm.

Tuy nhiên, các dự báo khác cho thấy rằng sẽ có quá nhiều dầu thô trên thị trường thế giới, ít nhất là trong nửa đầu năm tới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA - nơi tư vấn cho các quốc gia tiêu thụ - ước tính OPEC hiện đang bơm hơn khoảng 1,5 triệu thùng mỗi ngày so với mức cần thiết, và do đó có nguy cơ dư thừa nguồn cung.

“Nửa đầu năm tới sẽ vô cùng dư thừa,” ông Bob McNally, chủ tịch Rapidan Energy Group và là cựu quan chức dầu mỏ tại Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush nói. “Để ngăn chặn hàng tồn kho tăng lên và chứa đựng áp lực giảm giá trong nửa đầu năm, OPEC sẽ phải cắt giảm một lần nữa.”

Suy thoái có thể xảy ra nếu OPEC không tăng cường thêm với những nỗ lực của mình có thể gây đau đớn cho nhiều thành viên nhóm.

Iran, nước đã chứng kiến xuất khẩu dầu của mình chịu sức ép bởi lệnh trừng phạt của Mỹ, sẽ cần mức giá 195 USD/thùng - nhiều hơn gấp ba mức hiện tại - để chi trả cho kế hoạch chi tiêu của chính phủ vào năm tới, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Venezuela đang ngày càng đi sâu vào sự sụp đổ kinh tế và xã hội khi sản xuất dầu của nước này ngày càng trì trệ, trong khi Iraq đang đàn áp mạnh mẽ các cuộc biểu tình chống tham nhũng và đình trệ kinh tế.

Ngay cả Saudi Arabia, thành viên lớn nhất của OPEC, và là một trong những nước giàu nhất, cần mức giá 84 đô la một thùng để tài trợ cho chi tiêu của chính phủ, theo IMF. Vương quốc cũng muốn tránh sự sụp đổ về giá cả khi chuẩn bị IPO cho Aramco.

Tác động của suy thoái thị trường sẽ không giới hạn trong OPEC. Sản xuất đá phiến của Mỹ đã chậm lại đáng kể vì giá thấp hơn hạn chế khoan, giảm năng suất và các nhà đầu tư thúc đẩy các công ty đưa ra lợi nhuận thay vì đầu tư vào tăng trưởng sản lượng. Khoan có thể giảm 20% nếu OPEC + tránh cắt giảm thêm, Rats nói.

Tuy nhiên, sự thất bại nghiêm trọng nhất của OPEC có thể không phải là tài chính. Việc đã hứa sẽ giữ cho thị trường ở trạng thái cân bằng, danh tiếng của nhóm có thể bị ảnh hưởng nếu nhóm cho phép thặng dư phát triển.

“OPEC không còn nhà điều hành thị trường dầu mỏ,” Dario Scaffardi, giám đốc điều hành của nhà máy lọc dầu Italy Saras SpA cho biết. “Tôi nghĩ họ đã đạt đến giới hạn của mình.”

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

ĐỌC THÊM