Quốc gia đang xung đột Libya, bị phân chia giữa các phe phái thù nghịch ở phía đông và phía tây, gần đây đã đạt sản lượng dầu thô 1 triệu thùng mỗi ngày - lần đầu tiên kể từ năm 2013.
Sự phục hồi của ngành sản xuất dầu tạo ra sự chú ý cho chủ tịch của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Libya, Mustafa Sanalla, vốn được các nhà phân tích coi là một nhân vật trung tâm trong ngành dầu khí, đóng vai trò của cả nhà ngoại giao và bộ trưởng dầu mỏ. Đó chính là Sanalla, người sẽ dẫn dắt phái đoàn của Libya tới cuộc họp sắp tới của Ủy ban Giám sát diễn ra tại Nga, tại đó ông sẽ tranh luận về vị thế của nước mình và chia sẻ kế hoạch sản xuất trong tương lai gần.
Và ủy ban giám sát sẽ nóng lòng tìm hiểu xem những kế hoạch của Libya có thể bù đắp bao nhiêu cho việc cắt giảm của nhóm.
Việc giành được sự miễn trừ tại thời điểm thỏa thuận OPEC hồi tháng 11 không phải là khó khăn đối với Libya, khi sản xuất của nước này bị ảnh hưởng bởi nội chiến và phong tỏa cảng biển gây cản trở Libya trong vài năm gần đây.
Sản lượng của Libya trung bình đạt 390.000 thùng/ngày trong năm 2016 và 404.000 thùng/ngày vào năm 2015, theo các nguồn thứ cấp của OPEC. Trong quý IV năm ngoái, sản lượng đã tăng nhẹ lên mức trung bình 574.000 thùng/ngày.
Kể từ đó, việc dỡ bỏ các vụ chiếm giữ và phong tỏa cảng và thoả thuận tạm thời tháng 6 với Wintershall của Đức để khôi phục lại ngay hoạt động sản xuất tại các khu vực nhượng quyền và các mỏ dầu có liên quan, đã khai thông cho 160.000 thùng dầu mỗi ngày - giúp cho sản lượng Libya tăng gần gấp đôi.
Sự phục hồi sản xuất dầu thô của Libya và Nigeria trong hai tháng vừa qua đã làm gia tăng nỗi lo sợ rằng nguồn cung tăng từ hai nhà sản xuất châu Phi này đang bù lại phần lớn các khoản cắt giảm và đang làm giảm giá dầu thô, cùng với sản lượng đá phiến của Mỹ.
Sự phục hồi sản xuất dầu của Libya là mục tiêu chính của Chủ tịch NOC Sanalla, người đã phát biểu trên tờ New York Times vào tháng 6, đề cập đến các cuộc đấu đá quyền lực nội bộ trong nước:
"Từ năm 2013 tới tháng 9 năm ngoái, những chuyện này đã làm cản trở gần như tất cả các cảng dầu chính của Libya và cố gắng tận dụng khoản tiền chuộc và quyền lực chính trị. Điều đó đã làm cho nước này mất hơn 120 tỷ đô la trong doanh thu và hầu hết các khoản dự trữ tài chính của mình".
Tranh cãi rằng nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt của đất nước không nên bị giữ làm con tin cho những cuộc đấu đá quyền lực và chính trị tồi tệ, Sanalla nhấn mạnh:
"Bị vướng giữa những đối thủ đó, chúng tôi ở N.O.C. có ý định duy trì vị thế trung lập cho đến khi có một chính phủ hợp pháp duy nhất mà chúng ta có thể nộp. "
Geoff Porter, người sáng lập hãng tư vấn North Africa Risk, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, bình luận về vai trò của Sanalla trong ngành dầu mỏ Libya:
"Nhiệm vụ của ông ta là sản xuất càng nhiều dầu càng tốt trong khi ông có thể và tôi nghĩ đó là những gì ông sẽ tiếp tục cố gắng để thực hiện".
Tuy nhiên, nhiều năm bị bỏ hoang và các cuộc tấn công vào cơ sở đã làm hỏng công suất đầu ra và cơ sở hạ tầng cần các khoản đầu tư nếu Libya quay trở lại sản xuất 1,6 triệu thùng/ngày, mức sản lượng trước cuộc cách mạng năm 2011 đã làm lật đổ Muammar Ghaddafi.
Libya có lẽ đang gần với công suất của nó, và có thể có một mức trần "tiềm ẩn" ngắn hạn chỉ hơn 1 triệu thùng/ngày, Mattia Toaldo, chuyên gia cao cấp tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu, nói với Bloomberg.
Vì vậy, Libya có thể "giới hạn" không phải vì OPEC yêu cầu, mà là vì những hạn chế về cơ sở hạ tầng.
Không giống như Nigeria - đã phát tín hiệu rằng nó có thể hạn chế sản lượng khi nào sản lượng đạt 1,8 triệu thùng/ngày - Libya chưa xác định mức sản lượng cụ thể cho một mức trần có thể.
Tuần trước, Sanalla nói với Reuters trong những bình luận gửi qua email:
"Tình hình chính trị, nhân đạo và kinh tế của Libya cần được tính đến nếu chúng ta nói về việc giới hạn sản xuất ".
"Thông tin chính xác sẽ loại bỏ sự bất ổn và giúp thị trường hiểu và phản hồi với mức độ nguồn cung trong tương lai", Chủ tịch NOC lưu ý.
Ủy ban giám sát OPEC sẽ nhận được những cập nhật mới nhất về kế hoạch và sản xuất của Libya và nhận thêm thông tin về nguồn cung dự kiến từ các nước trong nhóm tại cuộc họp. Mặc dù ủy ban giám sát sẽ chỉ đưa ra khuyến nghị cho nhóm lớn hơn, nhưng có thể cân nhắc xem có cần thực hiện thêm các hành động khác hay không dựa trên số liệu nguồn cung và dự báo mới nhất cho những tháng tới.
Nguồn tin: xangdau.net