Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC vs Đá phiến: Cuộc chiến dầu tiếp tục

Sự gia tăng liên tục trong sản lượng đá phiến của Mỹ trong năm ngoái đã bù lại phần cắt giảm sản xuất của OPEC và Nga cũng như làm hạn chế đà tăng giá dầu. Được hỗ trợ từ tồn kho giảm và khủng hoảng địa chính trị, song, giá dầu đã tăng đều đều trong quý IV/2017 đến cuối năm thì vượt mốc 60 USD cho WTI và 66 USD cho Brent.

Khi chúng ta bắt đầu bước vào năm 2018, giá dầu cao hơn tiếp tục thúc đẩy sản xuất đá phiến của Mỹ và mở ra một năm nữa cho cuộc chiến giằng co giữa OPEC với đá phiến  mà sẽ ảnh hưởng đến giá dầu. Theo các nhà phân tích, mức giá WTI trên 60 đô la sẽ không bền vững trong ngắn hạn, trừ khi rủi ro địa chính trị có thể đẩy giá lên.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) ước tính ​​sản lượng dầu thô của Mỹ đạt trung bình 9,2 triệu thùng/ngày trong cả năm ngoái, và dự báo ​​sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 10 triệu thùng/ngày trong năm nay, con số này sẽ phá mức kỷ lục hiện tại lập được vào năm 1970.

Cùng với mức tăng trung bình 800.000 thùng/ngày vào năm 2018, so với năm 2017, EIA dự đoán nhu cầu nhiên liệu lỏng toàn cầu sẽ tăng hơn 1,6 triệu thùng/ngày trong năm nay, từ mức tăng trưởng 1,4 triệu thùng/ngày của năm 2017.

"Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu không theo kịp tốc độ tăng trưởng nguồn cung, dẫn đến tồn kho dầu toàn cầu tăng khiêm tốn vào năm 2018", EIA cho biết trong báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn vào tháng 12 năm 2017.

Trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng của tháng trước, OPEC dự báo tồn kho toàn cầu sẽ “đạt một thị trường cân bằng vào cuối năm 2018".

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng của tháng 12, trong khi các nhà sản xuất OPEC quyết định duy trì cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm 2018, thì nguồn cung ngoài OPEC sẽ tăng hơn dự kiến, và tăng trưởng cung sẽ tiếp tục vượt tăng trưởng nhu cầu trong năm tới.

Theo tất cả những dự báo này, cân bằng thị trường dầu mỏ sẽ không thể đạt được cho tới nửa cuối năm 2018, khi đá phiến Mỹ và nguồn cung tăng trưởng từ các nhà sản xuất khác ngoài OPEC không tham gia vào thỏa thuận OPEC sẽ bù lại phần cắt giảm của OPEC và các đồng minh.

Gene McGillian, giám đốc nghiên cứu thị trường tại Tradition Energy ở Stamford, Connecticut, nói với Bloomberg, “Với việc cắt giảm sản lượng đang bù đắp một phần từ OPEC và Nga, thị trường sẽ phải xác nhận rằng tồn kho toàn cầu sẽ tiếp tục giảm. Nếu chúng ta không nhìn thấy mô hình đó tiếp tục thì chúng ta có thể thấy một sự điều chỉnh đáng kể".

Ngoài cuộc đụng độ nguồn cung giữa OPEC với đá phiến, sự trở lại của những rủi ro địa chính trị sẽ là động lực chính cho giá dầu cao hơn trong năm nay, các nhà phân tích nhận định.

Trong quý IV năm 2017, những gián đoạn nguồn cung tại Iraq sau cuộc trưng cầu dân ý của khu vực Kurdistan, cũng như cuộc thanh trừng chính trị tại Saudi, đã làm giá dầu lên cao hơn.

Năm nay, giá dầu đã có một khởi đầu cao nhất kể từ năm 2014, với Brent và cả WTI đều trên 60 đô la một thùng lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2014.

Sự phục hồi giá dầu vào cuối năm 2017 chủ yếu được hỗ trợ bởi những gián đoạn nguồn cung tạm thời, trong khi lần tăng mới đây nhất là do các cuộc biểu tình ở Iran, Ole Hansen, Giám đốc Chiến lược hàng hóa tại ngân hàng Saxo Bank, cho biết hôm thứ Ba.

Tuy nhiên, động lực tăng trưởng trong nửa cuối năm 2017 đã dẫn đến việc mua kỷ lục vị thế dài hạn, trong khi điều này cũng hỗ trợ cho sự phục hồi mạnh mẽ trong sản xuất của Mỹ, Hansen nói.

“Với mức giá dầu thô hiện nay, vấn đề chỉ là thời gian trước khi mục tiêu sản xuất 10 triệu thùng/ngày sẽ đạt được", Hansen lưu ý, tồn kho dầu của Mỹ giảm hơn 100 triệu thùng từ mức đỉnh điểm kỷ lục vào tháng 3 năm 2017 cũng đã hỗ trợ giá dầu.

"Do ảnh hưởng lên giá dầu của vài trăm nghìn thùng mỗi ngày khi cung hoặc cầu thay đổi nên chúng tôi nhận thấy rủi ro – nhất là vào nửa đầu năm 2018 – làm cho giá thấp hơn với dầu Brent có thể giao dịch trong phạm vi 50 - 60 USD thay vì 60 -70 USD, "Hansen nhận xét.

Vào cuối năm 2018, ngân hàng Saxo dự báo Brent ở mức 60 đô la một thùng và WTI là 57 đô la một thùng. Song, không được bỏ qua những nguy cơ về địa chính trị.

Trong khi OPEC với đá phiến sẽ tiếp tục điều khiển giá dầu trong năm nay- có khả năng kìm hãm giá dưới mức trần 60 đô la – thì nguy cơ tái diễn những sự kiện địa chính trị có tính chất phá hoại có thể đẩy giá dầu lên cao hơn 60 đô la.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM