Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Petrolimex đề nghị thành lập tập đoàn và thực hiện cổ phần hóa

Ông Vũ Ngọc Hải, Chủ tịch HĐQT Petrolimex cho biết, Tổng công ty cùng 41 công ty chuyên doanh xăng dầu trực thuộc đang đề nghị Chính phủ cho thành lập tập đoàn và thực hiện cổ phần hóa (CPH) cả Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - con.

“Đề án này đã báo cáo lên Bộ Công thương và được Bộ chấp thuận. Các ý kiến tổng hợp của các Bộ liên quan cũng đã được trình với Chính phủ, nếu được chấp thuận Tổng công ty sẽ chuyển ngay sang thực hiện cổ phần hóa”.- ông Hải nói.

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Công thương ngày 19/12/2008 về vấn đề CPH năm 2008 dưới sự chỉ trì của Thứ trưởng thường trực Bùi Xuân Khu, Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp của Bộ, ông Hải nhấn mạnh rằng Petrolimex đã thực hiện CPH xong 26 doanh nghiệp kinh doanh ngoài lĩnh vực xăng dầu từ cách đây 3 năm.

Hiện tại, Petrolimex đã có đề án chi tiết việc CPH 41 doanh nghiệp chuyên doanh xăng dầu còn lại để làm cơ sở cho việc thay đổi mô hình toàn Tổng công ty. Vì thế, việc Petrolimex “lên” tập đoàn là điều hoàn toàn khả thi nếu được chính phủ chấp thuận.

Về kiến nghị của Petrolimex, Thứ trưởng Bùi Xuân Khu cho biết, trong quá trình chờ đợi việc tổng kết mô hình tập đoàn của Chính phủ thì Tổng công ty cần tập trung nghiên cứu mô hình mẹ - con, mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên... để xem lại cơ chế cho linh hoạt, bởi “càng hội nhập là càng phải mở ra chứ không thể co cụm vào”.

Theo ông Khu, hiện tại việc CPH các doanh nghiệp, Tổng công ty thuộc Bộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, mà chủ yếu là do việc xác định giá trị doanh nghiệp. Báo cáo của Ban đổi mới Doanh nghiệp Bộ cho thấy, trong năm 2008, việc thực hiện CPH theo kế hoạch phê duyệt của Bộ và Chính phủ chậm so với kế hoạch đề ra, mới chỉ thực hiện được 3 trong số 25 đơn vị.

“Có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, vướng mắc chính vẫn là rất khó áp dụng Thông tư số 146 của Bộ Tài chính để tính lợi thế địa lý vào giá trị doanh nghiệp khi tiến hành CPH, bởi điều đó sẽ dẫn đến giá trị doanh nghiệp tăng lên rất cao, không hấp dẫn các nhà đầu tư”. – ông Bùi Duy Quí, thường trực Ban đổi mới Doanh nghiệp Bộ Công thương cho biết.

Theo qui định của Thông tư này, doanh nghiệp CPH phải kiểm kê, xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi áp vào triển khai xác định giá trị doanh nghiệp lại khó đánh giá được lợi thế doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đánh giá thêm lợi thế “đất” đã làm tăng giá trị của doanh nghiệp lên rất nhiều.

Hơn nữa, sau khi đánh giá lợi thế, phải xin ý kiến của các địa phương về giá theo qui định của địa phương, nhưng về cơ bản không có ý kiến trả lời, đã làm chậm quá trình CPH.

Thêm vào đó, một nguyên nhân khách quan là tình hình thị trường chứng khoán năm 2008 diễn biễn bất thường do cuộc khủng hoảng tài chính đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành CPH
 
(ATPVietnam)

ĐỌC THÊM