Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Phân tích tháng hai : Tăng giảm giá dầu ORB

OPEC Reference Basket (ORB)

 
ORB – OPEC Reference Basket hay còn viết là OPEC Basket là giá cả trung bình của các loại hỗn hợp dầu mỏ do các nước thành viên OPEC sản xuất.
 
Thị trường dầu thô đã bắt đầu năm nay với giá tăng trong bối cảnh một cuộc xung đột ở Trung Đông và cuộc chiến khí đốt gay gắt giữa Nga và Ukraina. Theo tính toán mới trừ Minas(Indonesia), ORB đã tăng 46,26$/b/ngày. Tuy nhiên các số liệu kinh tế ảm đạm vẫn tiếp tục cho thấy nhu cầu tăng trưởng yếu đi, đẩy giá xuống dưới 42$/b vào cuối tuần. Tuần đầu tiên ORB trung bình là 43,98$/b, tức tăng 21%. Trong tuần thứ 2, niềm tin thị trường giảm xuống trong bối cảnh một quyết định giải quyết cho cuộc chiến khí đốt của Nga được tuyên bố. Sự biến động của đồng dollar Mỹ cũng làm tăng thêm đà đi xuống của thị trường, mặc dù có sự điều chỉnh mức cung của OPEC và lợi nhuận của các hãng lọc dầu được cải thiện cũng đã kìm hãm được phần nào xu hướng suy giảm đó. ORB trong tuần thứ 2 trung bình giảm 3,07$ hay 7% xuống còn 40,91$/b.
 
Thị trường tiếp tục giảm sút trong tuần thứ 3, khi một ngân hàng Anh công bố thiệt hại lớn nhất của đất nước, gây nên những nỗi lo sợ rằng nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái. Tuy nhiên một đợt rét đột ngột và lợi nhuận tăng lên từ các nhà máy lọc dầu đã giúp tránh được tổn thất nặng hơn. Đồng dollar Mỹ lên giá và tình hình kinh tế ảm đạm đã cản trở xu hướng tăng lên vào cuối tuần. ORB trung bình trong tuần thứ 3 này giảm 2% xuống 40,08$/b.
 
Sự dao động có xu hướng tăng lên tiếp tục kéo dài sang tuần thứ 4 trong bối cảnh tổ chức OPEC thắt chặt cung hơn nữa, thời tiết lạnh ở Bắc Mỹ và sự trượt giá của đồng dollar Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác. Ngược lại, tình hình kinh tế ảm đạm lại tác động xấu đến cảm tính thị trường. Nhu cầu được nâng cao về nhiên liệu trong mùa đông đã giúp cải thiện lợi nhuận cận biên của các nhà máy lọc dầu trong tuần cuối tháng 1. Nỗ lực đưa ra một kế hoạch kích thích của Mỹ cũng đem lại niềm tin cho thị trường dầu mỏ. ORB đã tăng 3,4% hay 1,35$ lên 41,43$/b trong tuần thứ 4 này. Sự dao động lên xuống của đồng dollar Mỹ và nỗi lo suy thoái kinh tế có ảnh hưởng nhiều hơn là các dữ liệu cho thấy mức cung giảm.
 
 
 
 
Trong 1 tháng, thị trường dầu thô đầu năm mới đã nổi bật với sự tăng giá trong bối cảnh OPEC thắt chặt cung dầu, Trung Đông xung đột chính trị và rắc rối trong vấn đề cung khí đốt của Nga. Những vấn đề này về sau đã lắng xuống, sức mạnh thị trường cũng dịu bớt đi. Một mùa đông lạnh ở Mỹ và châu Âu cùng với sự tăng lên của lợi nhuận cận biên của các nhà máy lọc dầu đã giúp giữ vững được sự tăng giá trên thị trường. Tuy nhiên, tình trạng ảm đạm của nền kinh tế vẫn tiếp tục làm suy giảm nhu cầu về dầu thô. Đồng dollar Mỹ lên xuống và những nỗ lực đưa ra kế hoạch khuyến khích kinh tế của Mỹ lại làm xuất hiện tính bất ổn trên thị trường. Với những tính toán mới, trừ Minas của Indonesia, thì ORB đã tăng thêm 2,92$ hay 7,6% lên 41,52$/b trong cả tháng 1. Trong tháng 2, ORB vẫn nằm ở mức dưới 40$/b. Kế hoạch kích thích cùng với hoạt động của các nhà máy lọc dầu ở Mỹ và Anh đã duy trì được phần nào sự tăng giá, bù đắp lại những số liệu kinh tế thấp và nhu cầu giảm. Ngày 12/2, ORB là 41,79$/b.
 
Thị trường Mỹ
 
Chênh lệch giá giữa các loại dầu thô nhẹ trên thị trường nội địa nước Mỹ hầu như không đổi so với tuần trước đó trong bối cảnh các hoạt động giao dịch diễn ra chậm chạp và số lượng ít. Giá hàng giao sau tăng lên gây sức ép đối với loại dầu ngọt trong khi các hãng lọc dầu mua hàng để dự trữ nhằm thu được lợi thế của tình trạng contango. Thêm vào sự lên giá của thị trường là tình trạng transatlantic spread(chênh lệch giá tiền mặt giữa Mỹ và Châu Âu). Sự chênh lệch giá WTI/WTS đã lên đến trung bình 1,31$/b trong tuần đầu tiên. Dầu ngọt có nhiều sức ép hơn trong tuần thứ 2 do dầu thô tồn kho tại Cushing, Oklahoma, tăng lên và tình trạng transatlantic spread vẫn gây lãng phí. Lợi nhuận lọc dầu tăng lên trong khi sự thiếu chất đốt cũng có lợi đối với loại dầu nhẹ. Chênh lệch giá WTI/WTS giảm 69¢/b. Niềm tin thị trường suy giảm khi thời gian hết hạn giao dịch của dầu giao tháng 3 sắp đến. Sự chênh lệch giữa giá của dầu Brent và WTI (giá dầu Brent cao hơn) cũng tạo sức ép đối với loại dầu thô nhẹ này. Trong tuần thứ 3, mức chênh lệch giá WTI/WTS là 2,15$/b hay tăng 1,46$. Còn tuần cuối cùng, dầu đốt tồn kho tăng lên tạo thuận lợi cho các loại dầu nhẹ. Hơn nữa, dầu Brent càng tăng giá so với dầu WTI đã hạn chế được việc buôn chứng khoán qua Đại Tây Dương, hỗ trợ cho các loại dầu nhẹ chua (dầu thô). Thêm vào việc tăng giá là sự rò rỉ ở đường ống Osage đã khuyến khích các nhà máy lọc dầu ở Midwest trong khi thời tiết mùa Đông đã thúc đẩy nhu cầu về nhiên liệu. Một cuộc đình công đã ngay lập tức làm giá tăng vụt lên; tuy nhiên tình trạng này chỉ tồn tại trong chốc lát. Mức chênh lệch WTI/WTS đã giảm gần một nửa trong tuần thứ 4 còn 1,09$/b. Trong tháng 1, giá WTI trung bình là 40,10$, giảm 1,40$, và cao hơn WTS 95¢ - giảm 34¢.
 
Thị trường Biển Bắc
 
Thị trường Biển Bắc bắt đầu năm mới với số lượng giao dịch ít ỏi trong bối cảnh các chương trình mới cho tháng 2. Trong tuần đầu tiên, mức chênh lệch giữa dầu Brent và WTI cao hơn 62¢/b so với tuần trước đó. Tuy nhiên, cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraina đã thổi bùng lên nỗi sợ về sự thiếu hụt nhiên liệu cho mùa đông, điều này thúc đẩy nhu cầu cho các nhiên liệu thay thế và lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu qua đó cũng vững chắc hơn. Mức cung giảm ở Biển Bắc trong tháng 2 cũng tác động thêm vào sự tăng giá trên thị trường. Cộng thêm vào đà tăng lên này là việc mua những loại dầu của khu vực để dự trữ. Dầu Brent cao hơn WTI trung bình 6,24$/b trong tuần thứ 2, sau khi lên tới đỉnh điểm trên 9$/b vào cuối tuần. Ngoài ra, lợi nhuận lọc dầu tiếp tục khá lên trong khi cung tháng 2 thắt chặt đã duy trì được niềm tin về giá tăng trên thị trường. Một đợt lạnh xuất hiện tại khu vực càng làm chắc thêm xu hướng này. Tuần thứ 3 thì giá chênh lệch giữa dầu Brent và WTI trung bình giảm 1,83$/b. Trong tuần cuối tháng, sự giải phóng hàng hóa ra khỏi những khu dự trữ đã tác động xấu đến cảm tính thị trường. Mặc dù thế, nhu cầu dầu thô chưng cùng lợi nhuận lọc dầu cao đã giữ nguyên được xu hướng tăng giá trong khi sản lượng của khu vực này vẫn bị thắt chặt. Trong tuần thứ 4 này, dầu Brent cao hơn WTI 1,34$/b. Dầu Brent trong tháng 1 tăng 3,24$ hay 8% lên 43,59$/b, đẩy mức chênh lệch (cao hơn) so với dầu WTI lên 2,09$/b.
 
WTS: West Texas Sour, một loại dầu thô
WTI: West Texas Intermediate, dầu ngọt nhẹ, loại dầu chuẩn giao dịch tại sàn New York Mercantile Exchange
 
Thị trường Địa Trung Hải
 
Thị trường dầu Urals bắt đầu năm mới khá nhẹ nhàng, mức thấp hơn so với dầu Brent giảm, mặc dù lợi nhuận lọc dầu vẫn cao, cuộc tranh luận về vấn đề cung khí đốt của Nga và thời tiết mùa đông lạnh. Chênh lệch giá giữa dầu Brent và Urals trung bình là 38$¢/b trong tuần đầu tiên. Niềm tin thị trường tiếp tục tăng lên vì lượng cung tại Primorsk trong tháng 1 thấp do các nhà máy bảo dưỡng và lợi nhuận lọc dầu đối với dầu đốt tăng cao trong đợt lạnh đột ngột thường xảy ra. Sự mua hàng tồn kho cũng mang lại thuận lợi. Trong tuần thứ 2, Urals tăng giá so với Brent, trung bình 13¢/b. cung thắt chặt và lợi nhuận lọc dầu cao đối với nhiên liệu mùa đông đem lại khuyến khích cho loại dầu này. Tuy nhiên, sự ổn định của dầu Brent gây sức ép lên Urals, khiến đã có lần loại dầu này lại giảm giá 88¢/b trong tuần thứ 3. Sau đó lợi nhuận lọc dầu yếu đi làm giảm sự chênh lệch giá của Urals so với các loại khác trong tuần thứ 4, mặc dù việc giao dịch dầu giao sau vẫn diễn ra tốt. Mức tồn kho cao vẫn tiếp tục tạo sức ép với dầu Urals. Sự chênh lệch Brent/Urals không thay đổi trong tuần thứ 4, ở mức 88¢/b. Trong tháng 1, giá trung bình của Urals là $43.09/b, tăng 3,06$, còn mức chênh lệch thấp hơn so với dầu Brent thì tăng 18¢ lên 50¢/b.
 
Thị trường Trung Đông
 
Tại đây sự tĩnh lặng thắng thế vì thị trường trong tình trạng chờ đợi OSPs có hiệu lực và chênh lệch giá tăng từ Trung Đông. Tuy nhiên, thị trường này cũng ổn định vì OPEC hạn chế dư cung từ 1/1. Mặc dù thế sự giảm giá dầu Brent so với dầu Dubai đã giữ được cân bằng ở thị trường châu Á bằng với những loại dầu khác “hấp dẫn” hơn. Cảm tính thị trường được cải thiện nhờ sự chênh lệch giá sinh lợi và OSP có hiệu lực, tạo khả năng cho mức chênh lệch cao hơn. Sự tĩnh lặng lại quay trở lại vào cuối tuần khi các hãng mỏ chờ đợi phân phối hàng tháng 2. Mức chênh lệch (cao hơn) của dầu Dubai với Brent đã tăng lên 2,08$/b trong tuần đầu tiên này. Lợi nhuận dầu mỏ tăng và sản lượng giảm từ OPEC đã hỗ trợ cho mức chênh lệch giá các loại dầu thô ở Trung Đông. Tuy nhiên sự tăng thêm các thùng dầu mua từ châu Âu đã gây sức ép cho thị trường châu Á. Trong tuần thứ 2, mức chênh lệch của Brent với Dubai (Brent thấp hơn) đã giảm xuống còn 1,04$/b. Trong tuần thứ 3, mức cung thấp của OPEC tiếp tục có lợi cho thị trường phương Đông. Thời tiết mùa đông ấm hơn và mức tồn kho dầu đốt cao ở Singapore khiến thị trường ảm đạm hơn. Dầu Brent lại cao hơn dầu Dubai 1,09$/b vào tuần thứ 3. Trong tuần cuối tháng, thị trường châu Á hầu như đóng cửa do dịp Năm mới dương lịch của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc 200 000 thùng/ngày sản lượng của Úc không được xuất ra ngoài do cơn lốc Dominic đã đem lại thuận lợi cho thị trường khu vực. Trong tuần thứ 4, mức cao hơn của Brent so với Dubai tăng lên 1,16$/b, cao nhất trong 8 tuần. Trong cả tháng 1, giá dầu Dubai trung bình là 44,87$/b, tăng 3,48$ hay 8,5%, còn mức cao hơn so với dầu Brent trung bình là 35¢.
 
($/b: $/thùng)
 

ĐỌC THÊM