Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Rốt cuộc kinh tế Trung Quốc đang “nóng” hay “lạnh”?

Gần đây, trong xã hội lại dấy lên những nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang co hẹp. Trong đó, những dấu hiệu thu hẹp là: Lượng tiêu thụ nhà ở giảm dần theo tháng; Sản lượng xe hơi tăng nhưng lượng tiêu thụ trong tháng lại giảm; Sản lượng đồng tăng, lượng tồn kho cũng tăng, nhưng giá cả lại giảm; Tiền tệ bị thắt chặt; Lượng xuất khẩu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm… Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại cho rằng, việc phán đoán nền kinh tế Trung Quốc có đang thật sự xuất hiện tình trạng thu hẹp hay không không thể chỉ dựa vào các số liệu nhất thời. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng nói trên là do chính sách thắt chặt gây ra hay do những điều chỉnh về cơ cấu thì phải đợi quan sát mới có thể làm sáng tỏ.

Từ đầu năm tới nay, do có các gói kích cầu và quy mô cho vay vốn khá lớn vào năm ngoái, thêm vào đó, lượng tiền cho vay chỉ trong tháng giêng năm nay đạt hơn nghìn tỷ NDT đã khiến rất nhiều người lo lắng, việc kích thích kinh tế quá mức sẽ gây ra bong bóng tài sản, dẫn đến lạm phát, khi những dự đoán về lạm phát tài sản nổi lên, chính phủ Trung Quốc liền kêu gọi kìm chế đầu tư, yêu cầu chính sách thắt chặt tiền tệ, nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản. Quốc gia này còn liên tục tung ra các chính sách điều chỉnh chặt chẽ.

Trong bối cảnh đưa ra một loạt các biện pháp khống chế nghiêm ngặt, việc tái xuất hiện những nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang co hẹp cũng không có gì là lạ. Mấy chục năm qua, kinh tế Trung Quốc nhìn chung đã nhiều lần lung lay theo kiểu “lúc nóng lúc lạnh”, “lúc nới lúc thắt’. Do đó, vấn đề kinh tế của Trung Quốc cần phải quan sát theo góc độ lâu dài mới có thể đưa ra những phán đoán chính xác, mới không thể xuất hiện tình trạng lúng túng trong phán đoán.

Hiện tại đang có hai khuynh hướng đó là, các quốc gia phát triển sợ giảm phát còn các nền kinh tế mới nổi thì sợ lạm phát. Kỳ thực nền kinh tế của các nước phát triển và các nước mới nổi đều có một sự khác biệt về bản chất. Các nước phát triển đã thực hiện được công nghiệp hóa và thành thị hóa, lấy tiêu dùng là chủ lực để thúc đẩy nền kinh tế. Còn các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, trong một thời gian dài động cơ chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vẫn là đầu tư chứ không phải tiêu dùng, chỉ sau khi trải qua một sự lôi kéo đầu tư trong một thời gian nhất định mới có thể thực hiện được sự chuyển hóa từ đầu tư sang tiêu dùng.

Mây đen của khủng hoảng tài chính vẫn chưa hoàn toàn biến mất, cuộc khủng hoảng nợ công có khiến nền kinh tế thế giới rơi xuống cái đáy thứ hai hay không vẫn còn đang bàn cãi, cỗ xe kinh tế của Trung Quốc dường như mới chỉ vừa thoát đáy, đang từ từ quay trở lại quy đạo tăng trưởng thông thường nhưng chính phủ nước này vẫn đang lo lắng về tình trạng lạm phát.

Hơn mười năm qua, vấn đề lớn nhất của nền kinh tế xã hội Trung Quốc chính là sự bất cân bằng. Sự bất cân bằng này tập trung biểu hiện ở, chưa đến 1% số người có tài sản chiếm quá 40%, chưa đến 1% thành phố sử dụng vốn tài chính quá 30%. Do đó, sự “quá nóng” cục bộ thông thường có thể sẽ không ngừng biểu hiện ra. Hiện tượng này thường làm mờ mắt mọi người, có thể khiến “các nhà kinh tế” chỉ nhìn thấy cây cối mà không nhìn thấy rừng. Vì thế, những điều chỉnh vĩ mô của Trung Quốc cần phải nhìn nhận từ xa, nếu không sẽ gây hậu quả khó lường. Bởi vì, chưa thể thể hiểu rõ thị trường kinh tế Trung Quốc rốt cuộc lớn thế nào, chưa biết rằng, nhiều nơi ở Trung Quốc còn rất lạc hậu, cũng chưa biết rằng, đại đa số mọi người Trung Quốc đều còn rất nghèo, do đó, chỉ có thể lấy tình hình của Mỹ - Nhật để giải thích cho nền kinh tế Trung Quốc, chỉ có thể đặt sự quan sát vào các khoản vay của ngân hàng và giá nhà Bắc Kinh, Thượng Hải để phán đoán nền kinh tế Trung Quốc.

CE

ĐỌC THÊM