Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sự khác biệt giữa IEA và OPEC về dự báo nhu cầu dầu trở nên quá lớn để có thể phớt lờ

Kể từ khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế chuyển từ tổ chức cung cấp thông tin thuần túy sang người ủng hộ quá trình chuyển đổi năng lượng, các dự báo của họ về nhu cầu dầu đã chuyển sang phản ánh ngày càng nhiều sự ủng hộ này.

Điều này đã dẫn đến sự khác biệt ngày càng tăng giữa triển vọng của IEA và OPEC về tương lai của dầu mỏ, làm tăng nguy cơ nhầm lẫn giữa các nhà phân tích và nhà đầu tư. Câu hỏi "Ai đúng?" đã trở thành thắc mắc hợp lý.

Đầu tiên, cần lưu ý rằng không có cơ quan nào hoàn toàn vô tư. OPEC hưởng lợi khi nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ hơn, do đó có thể có sự đánh giá quá cao về triển vọng của tổ chức này.

Trong khi, IEA hành động như thể họ có được lợi ích nhất định trong quá trình chuyển đổi năng lượng, điều này khiến cơ quan này thường xuyên đánh giá thấp nhu cầu dầu mỏ, với sự khác biệt rõ rệt nhất so với thực tế cho đến nay nằm trong Lộ trình Net Zero ban đầu.

Báo cáo được đưa ra vào tháng 5 năm 2021. Trong báo cáo đó, IEA cho biết không cần thăm dò dầu khí mới kể từ năm đó vì quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra đủ nhanh khiến việc đó trở nên dư thừa. Nhưng không mất nhiều thời gian để IEA xem xét lại quan điểm của mình. Vào tháng 11 cùng năm, cơ quan này đã kêu gọi đầu tư thêm vào hoạt động thăm dò dầu khí mới trong bối cảnh có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.

Năm ngoái, IEA bắt đầu năm mới bằng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu ở mức 1,9 triệu thùng/ngày. Trong 11 tháng tiếp theo, họ tiếp tục điều chỉnh lại mức này, và kết thúc năm ở mức tăng trưởng nhu cầu toàn cầu là 2,3 triệu thùng/ngày - một quan điểm mà họ đã giữ trong tháng 1 năm nay và một con số rất gần với dự báo của OPEC trong năm mà tất cả đều thấy nhu cầu tăng hơn 2 triệu thùng mỗi ngày.

Reuters tuần này đưa tin rằng sự khác biệt giữa khối lượng nhu cầu của IEA và OPEC là lớn nhất trong 16 năm, dựa trên phân tích dữ liệu từ năm 2008. Sự khác biệt này liên quan đến dự báo nhu cầu dầu tháng 2 của hai tổ chức và khoảng cách thực sự là đáng kể, ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày.

Trong Báo cáo thị trường dầu tháng 2, IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu ở mức khiêm tốn 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, với lý do tốc độ phục hồi nhu cầu chậm lại sau lệnh phong tỏa do đại dịch. Về phần mình, OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 không thay đổi so với những tháng trước ở mức 2,2 triệu thùng/ngày.

Ngoài ra còn có sự khác biệt về triển vọng dài hạn về nhu cầu dầu, với việc IEA năm ngoái dự đoán rằng nhu cầu này sẽ đạt đỉnh trước năm 2030, cùng với nhu cầu khí đốt tự nhiên và nhu cầu than. Dự đoán này dường như là giọt nước tràn ly đối với OPEC, họ đã phản ứng bằng một cảnh báo gay gắt yêu cầu IEA ngừng chính trị hóa năng lượng, cáo buộc tổ chức này cổ vũ cho quá trình chuyển đổi năng lượng và để điều này ảnh hưởng đến tính chính xác của dự báo.

Một cựu quan chức của cơ quan này nói với Reuters: “IEA có nhận thức rất rõ ràng rằng quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều”.

"Cả hai cơ quan đã tự đóng khung cho mình một lập trường, đó là lý do tại sao họ có khoảng cách lớn về dự báo nhu cầu,” Neil Atkinson, cựu giám đốc bộ phận thị trường dầu mỏ của cơ quan này giải thích.

Một số dạng sai lệch gần như không thể tránh khỏi khi dự đoán nhu cầu dầu, và điều này chính xác là do sự thúc đẩy mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi mà đã chứng kiến rất nhiều tiền được đổ vào các tổ chức vận động khí hậu, trong số các hoạt động vận động của họ, cũng liên quan đến việc dự báo.

Bản thân sự thiên vị này không phải là vấn đề miễn là người sử dụng thông tin đó nhận thức được nó. Tuy nhiên, nó trở thành một vấn đề khi những dự báo sai lệch bắt đầu được chia sẻ và khuếch đại, trong trường hợp này vẽ ra một bức tranh méo mó về triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu và ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM