Các thị trường dầu mỏ đang thắt chặt do nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ, căng thẳng về địa cũng như thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC), một giám đốc điều hành hàng đầu của Platts nói với Gulf News.
"Căng thẳng Saudi Arabia, Iran và sự không chắc chắn xung quanh thỏa thuận hạt nhân Iran đã thêm vào khoảng 5 USD vào cuối năm ngoái. Và cũng như Venezuela đang gặp phải một vài vấn đề quan trọng từ đầu tư vốn tạo ra một tác động đến việc sản xuất mạnh mẽ kể từ năm 1989,” ông Chris Midgley, người đứng đầu bộ phận phân tích tại S&P Global Platts cho biết.
"Có một lượng dầu tương đối nhỏ để đưa vào thị trường trong ngắn hạn. Tất cả lượng dư thừa hình thành trong ba năm qua đang dần cạn kiệt."
Cắt giảm của Opec đã đóng vai trò cân bằng thị trường dầu mỏ, ông nói, thêm rằng, các nước thành viên sẽ tiếp tục giữ cho thị trường thắt chặt.
"Họ đang ở trong tình trạng này trong dài hạn. Quan điểm của Opec là vẫn còn 100 triệu thùng dầu dư thừa cần phải giải quyết. Họ dường như có vẻ đã cam kết tốt. Họ cũng không có nhiều công suất thừa đưa trở lại thị trường," Midgley nói.
Ông nói thêm rằng nhu cầu vẫn duy trì mạnh mẽ với mức tăng trưởng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm ngoái và năm nay dự đoán khoảng 1,8 triệu thùng mỗi ngày.
Nói về sản xuất dầu mỏ của Mỹ, Midgley cho biết sẽ có khoảng một triệu thùng mỗi ngày trong tăng trưởng và dầu đó là cần thiết để tránh giá dầu vượt quá 80 USD một thùng.
"Dầu đá phiến sẽ tiếp tục phát triển nhưng nó không ở mức độ sẽ làm tràn ngập thị trường và gây sức ép lên giá. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ bắt đầu thấy sự suy yếu nhẹ trong quý II do nhu cầu giảm nhẹ, một số nhà máy lọc dầu bảo trì."
Khi được hỏi liệu các nhà sản xuất dầu sẽ thoát khỏi hiệp định cắt giảm sản lượng hay không, Midgley cho biết OPEC cam kết cắt giảm sản lượng, nhưng trong tháng 6 hoặc tháng 7 nếu giá dầu bắt đầu test mức 80 USD/thùng, họ có thể thả một phần hạn ngạch sản xuất để giảm nhẹ thị trường.
Nguồn: xangdau.net/Gulf News