Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường dầu thô thế giới tháng 7/2020

Các biến động lịch sử trong dầu trong năm nay dường như đã nhường chỗ cho sự bình tĩnh, với giá dầu West Texas Intermediate (WTI) giao dịch trong khoảng 35-40 USD/thùng trong ba tuần đầu tiên của tháng 6. OPEC và các đồng minh (OPEC+) đang nỗ lực để tăng thêm sự ổn định cho thị trường với việc cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, các nhà sản xuất ngoài OPEC khác như Mỹ đã thấy các công ty phản ứng với sự giảm giá dầu bằng cách ngừng sản xuất, mặc dù khối lượng đang bắt đầu quay trở lại với sự phục hồi của giá cả. Nhu cầu dầu đã phục hồi từ mức thấp nhưng dự kiến sẽ không trở lại mức trước COVID-19 trong năm nay hoặc năm tới. Mặc dù vô số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá dầu, tuy nhiên có ba yếu tố trọng tâm - phục hồi nhu cầu sau phong tỏa do COVID-19, triển vọng sản xuất dầu của Mỹ và cắt giảm OPEC + - sẽ thảo luận về triển vọng giá trong tháng này.

Sự phục hồi nhu cầu sẽ mất một khoảng thời gian

Các biện pháp đối phó để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 có tác động to lớn đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu - mức độ này áp đảo hoàn toàn các mô hình nhu cầu sụt giảm trong quá khứ giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu. Vào tháng 4, khi tác động rộng rãi của COVID-19 được đánh giá cao hơn, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng nhu cầu dầu năm 2020 sẽ giảm 9,3 triệu thủng/ngày vào năm 2020 và nhu cầu tháng 4 sẽ giảm 29 triệu thùng/ngày y-o-y xuống mức năm 1995, xóa bỏ hoàn toàn 25 năm tăng trưởng nhu cầu. Trong Báo cáo Thị trường Dầu háng 6, IEA dự báo nhu cầu dầu hàng năm sẽ giảm 8,1 triệu thùng/ngày trong năm 2020 và tăng 5,7 triệu thùng/ngày trong năm 2021. Để điều chỉnh lại kỳ vọng nhu cầu năm 2020, IEA đã trích dẫn sự phục hồi nhanh chóng của nhu cầu dầu của Trung Quốc vào tháng 3 và tháng 4 cũng như cải thiện nhu cầu ở Ấn Độ vào tháng 5. Đáng chú ý, IEA cho rằng sự khác biệt 2,4 triệu thùng/ngày giữa nhu cầu thực tế năm 2019 và dự báo năm 2021 là do sự yếu kém của jet fuel, dự kiến sẽ gây sức ép lên tổng nhu cầu dầu đến năm 2022.

Trong khi IEA là cơ quan cho năng lượng toàn cầu, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng cung cấp một triển vọng toàn cầu. EIA dự báo mức giảm nhu cầu toàn cầu sâu hơn một chút là 8,3 triệu thùng/ngày cho năm 2020 và sự phục hồi rõ rệt hơn vào năm 2021 là 7,2 triệu thùng/ngày. Mặc dù sự không chắc chắn xung quanh COVID-19 sẽ làm phức tạp các dự báo, nhưng điều tích cực là có thể thấy rằng nhu cầu năm 2021 sẽ ở mức 97,4% hoặc 99,7% nhu cầu năm 2019 dựa trên ước tính của IEA và EIA. Với sự suy giảm nhu cầu tồi tệ nhất dường như đã đi qua, các nhà quan sát thị trường sẽ tiếp tục theo dõi các dấu hiệu cải thiện hơn nữa, đặc biệt là ở Mỹ, chiếm khoảng một phần năm tổng nhu cầu dầu trên toàn thế giới.ty.

Cắt giảm của OPEC+ cung cấp khả năng hiển thị mang tính xây dựng

Tác động nhu cầu chưa từng có từ việc đóng cửa toàn cầu sau sự xuất hiện của COVID-19 đòi hỏi phải có phản ứng cung ứng tương tự chưa từng có từ OPEC và các đối tác. Xin nhắc lại, vào tháng 4 OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày bắt đầu từ ngày 1 tháng 5. Cắt giảm ban đầu dự kiến sẽ nới lỏng còn 7,7 triệu thùng/ngày vào tháng 7 nhưng vào ngày 6/6 OPEC đã quyết định gia hạn cắt giảm gần 10 triệu thùng/ngày đến hết tháng 7.

Nhưng có một điều kiện là các quốc gia nào chưa tuân thủ các cắt giảm ban đầu có nghĩa vụ phải giảm nguồn cung của họ trong những tháng tiếp theo để bù đắp cho sản xuất thừa. Như đã phác thảo vào tháng 4, các đợt cắt giảm 7,7 triệu thùng/ngày dự kiến sẽ tiếp tục trong nữa cuối năm 2020, với khối lượng được điều chỉnh còn 5,8 triệu thùng/ngảy từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Thời gian của OPEC+ trong kế hoạch sẽ phù hợp với dự đoánn rằng nhu cầu sẽ phục hồi dần.

Sản xuất dầu của Mỹ vẫn sẽ là một tác nhân bất ngờ

Giả sử các quốc gia tuân thủ hạn ngạch và vẫn cam kết cắt giảm, nguồn cung OPEC+ đơn giản sẽ là trái ngược lại với triển vọng sản xuất dầu của Mỹ, vốn phức tạp bởi sự không chắc chắn xung quanh việc cắt giảm sản lượng. Điều này thể hiện rõ trong sự phân kỳ trong ước tính sản xuất tháng 6 từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và cơ quan năng lượng quốc tế, IEA. EIA dự báo sản lượng dầu của Hoa Kỳ là 11,2 triệu thùng/ngày vào tháng 6 trong Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn phát hành ngày 9/6. Mặt khác, IEA dự báo sản lượng dầu tháng 6 là 10,5 triệu thùng/ngày cho Mỹ trong báo cáo phát hành ngày 16/6. Sự khác biệt 700.000 thùng mỗi ngày là đáng kể. Ước tính tháng 6 của IEA thậm chí còn thấp hơn mức sản xuất mà EIA dự kiến sản lượng dầu của Mỹ sẽ chạm đáy vào tháng 3 năm 2021 (10,6 triệu thùng/ngày).

Tại sao các ước tính rất khác nhau từ hai tổ chức? Có lẽ, có những giả định khác nhau xung quanh việc cắt giảm sản xuất. Các công ty thăm dò và sản xuất (E&P) đã phản ứng với giá dầu yếu kém bằng cách tạm thời ngừng sản xuất ở một số khu vực, nhưng với giá dầu WTI dao động quanh mức 40 USD/thùng, các công ty đang đưa sản xuất dầu trở lại. Tốc độ và mức độ trở lại của khối lượng bị gián đoạn không dễ để đánh giá, đặc biệt là giữa các nhà khai thác tư nhân. Nhiều công ty đại chúng đã điều chỉnh kế hoạch của họ để đáp ứng với giá dầu cao hơn. Trong một hồ sơ từ ngày 3 tháng 6, WPX Energy (NYSE:WPX) chỉ ra rằng các giếng đã đóng của hãng đã bắt đầu được đưa trở lại sản xuất. Continental Resources (NYSE:CLR), đã cắt giảm 70% sản lượng khai thác dầu hoạt động vào tháng 5, có kế hoạch tiếp tục sản xuất vào tháng 7, đưa mức giảm lên 50%. Reuters đã báo cáo rằng Giám đốc điều hành của Devon Energy (NYSE:DVN) không dự kiếni bất kỳ sự hạn chế sản xuất đáng kể nào cho công ty trong Q3/3020 hoặc sau đó nếu giá dầu ở mức tối thiểu khoảng 30 USD/thùng.

Nói tóm lại, giá dầu đã quay trở lại mức khuyến khích các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ khôi phục lại các giếng khai thác để sản xuất, nhưng giá hôm nay không đủ cao để khuyến khích nhiều hoạt động khoan mới.Theo Baker Hughes (NYSE:BKR), số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đứng ở mức 189 kể từ ngày 19 tháng 6, ngang với mức đã thấy trong năm 2009. Nếu giá dầu cải thiện hơn nữa đến 50-60 USD mỗi thùng, các nhà sản xuất Mỹ sẽ có khả năng đáp ứng nhiều hơn với hoạt động thượng nguồn, nhưng các công ty cũng đang nhấn mạnh kỷ luật vốn và lợi nhuận mang lại cho các nhà đầu tư lâu dài qaun ngại việc phân bổ vốn. Kỷ luật vốn có thể đóng vai trò kiểm tra sự tăng trưởng sản xuất của các công ty và giúp ngăn chặn khối lượng đá phiến của Mỹ vượt quá mức trong môi trường giá dầu cao hơn, điều này có thể tích cực cho sự cân bằng của thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Dự báo

So với vài tuần trước, thị trường dầu mỏ lành mạnh hơn nhiều, bằng chứng là contango bị thu hẹp trong đường cong tương lai của dầu WTI với six-month calendar spread gần đây khoảng 0,5 USD/thùng. Với việc OPEC+ cung cấp phần nào biến số đã được đưa ra cho các thỏa thuận cắt giảm đến năm 2022 (giả sử tuân thủ đầy đủ và cam kết tiếp tục), sự phục hồi của giá dầu sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự phục hồi của nhu cầu dầu toàn cầu và cách các nhà sản xuất dầu của Mỹ phản ứng với môi trường giá. Đáy nhu cầu dầu dường như đã qua, nhưng với viễn cảnh các lời kêu gọi áp dụng trở lại các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus có thể là một trở ngại cho việc cải thiện nhu cầu và giá dầu.

Các nhà đầu cơ giá giảm cho rằng Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, và các nhà sản xuất Mỹ chỉ đơn giản là phản ứng với giá dầu thay vì phải chịu hạn ngạch. Trong khi một số khối lượng gián đoạn đang quay trở lại, các đợt giảm khác vẫn còn, và sản xuất hiện tại phải chịu tỷ lệ giảm tự nhiên, không được bù đắp bởi hoạt động thượng nguồn đáng kể (khoan và hoàn thành giếng mới). Nếu giá cải thiện vượt quá 50 hoặc 60, các nhà sản xuất có thể tăng hoạt động của họ nhưng có khả năng tập trung vào kỷ luật vốn nhiều hơn so với trước đây, điều này có thể giúp cũng cố sự phục hồi giá.

Trong khi nhiều thứ đã được cải thiện ở các thị trường dầu mỏ, giá có thể sẽ vẫn biến động do sự không chắc chắn xung quanh nhu cầu.

Chúng tôi dự đoán giá dầu ở West Texas Intermediate sẽ dao động trong khoảng từ 35-45 USD/thùng trong tháng 7. Nếu giá dầu xuống dưới 35, thì nó cũng sẽ không duy trì ở bên dưới mức đó trong lâu dài. Tuy nhiên, nếu giá vượt quá 45, thì nó lại có khả năng duy trì ở đó.

Ngay cả với sự bùng phát hiện tại của COVID-19, chúng tôi tin rằng xu hướng tăng này sẽ tiếp tục. Chúng tôi cho rằng các chính phủ và người dân sẽ học cách đối phó với coronavirus. Khi số lượng các trường hợp nhiễm mới tăng đột biến, nhiều biện pháp phòng ngừa sẽ được phục hồi. Và với môi trường hiện tại, OPEC+ có thể tiếp tục cắt giảm vào tháng Tám. Cả hai hành động sẽ tiếp tục giảm dầu dư thừa được tích trữ.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM