Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường hàng hóa trong nước tuần đến ngày 30/3/2013

Lúa gạo: Giá xu hướng ổn định đến nhích nhẹ

 

Trong tuần qua, giá lúa gạo trong nước tiếp tục khá ổn định so với tuần trước đó khi giá không đổi hoặc nhích nhẹ tùy theo loại gạo và địa phương. Cụ thể, tại ĐBSCL, giá lúa khô tuần qua không đổi với lúa hạt dài (lúa loại I) duy trì ở mức 5.500 – 5.600 đ/kg, lúa thường (loại II) ở mức 5.200 – 5.300 đ/kg.

 

Giá gạo nguyên liệu tuần qua nhích nhẹ, loại I làm ra gạo 5% tấm tăng từ 6.850-6.900 đ/kg lên đạt 6.900 – 7.000 đ/kg, loại II làm ra gạo 25% tấm từ mức 6.600 – 6.700 đ/kg lên 6.800-6.850 đ/kg.

 

Giá gạo thành phẩm xuất khẩu không bao bì tại mạn trong tuần ổn định so với tuần trước đó. Giá gạo 5% tấm duy trì ở mức 8.050-8.150 đ/kg, gạo 15% tấm 7.600 – 7.700 đ/kg, gạo 25% tám 7.300 – 7.400 đ/kg.

 

Bộ NN&PTNT cho biết, những ngày qua nông dân các tỉnh ĐBSCL đã xuống giống hơn 300.000 ha lúa hè thu sớm. Theo kế hoạch, vụ hè thu năm 2013 toàn vùng ĐBSCL gieo sạ khoảng 1,68 triệu ha, phấn đấu đạt năng suất 3,5 tấn/ha, sản lượng khoảng 9,3 triệu tấn.

 

Cà phê: Giá giảm

 

Sau khi liên tục tăng từ đầu năm 2013 đến nay, tuần qua giá cà phê nhân xô thu mua trong nước và chào bán xuất khẩu đã điều chỉnh quay đầu giảm. Thời tiết cải thiện với những cơn mưa xuất hiện ở Tây Nguyên dã giảm bớt tình trạng hạn hán, qua đó phần nào giảm bớt lo ngại triển vọng sản lượng vụ cà phê 2013/2014 của Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân kheiens cho các giao dịch trên thị trường quốc tế bị ảnh hưởng, đến lượt cũng tác động lên giá trong nước.

 

Cuối tuần qua, giá cà phê nhân xô trên thị trường Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăknong đã đảo chiều giảm từ mức 44.500 – 45.000 đ/kg xuống còn 43.00 – 43.400 đ/kg (tùy địa phương và chất lượng).

 

Giá cà phê xuất khẩu FOB Tp.HCM trong khi đó cũng giảm từ mức 2.113 USD/tấn xuống còn 2.011 USD/tấn. Mức trừ lùi chính thức của giá cà phê xuất khẩu chào bán của nước ta so với hợp đồng kỳ hạn chính giao tháng 5/2013 tại London tiếp tục giữ ở mức -40 USD/tấ.

 

Xăng dầu

 

Từ 20 giờ ngày 28/3/2013, Liên Bộ Tài chính – Công Thương thống nhất điều hành giá xăng dầu. Cụ thể, xăng điều chỉnh tối đa 1.430 đ/lít ; Dầu diêzen điều chỉnh tối đa 362 đồng/lít; dầu hỏa điều chỉnh tối đa 480 đồng/lít; Dầu madut điều chỉnh tối đa 807 đồng/kg…

 

Hóa chất, phân bón

 

Tại Đồng Nai, giá phân NPK Phi giảm nhẹ 100 đ còn 11.300dd/kg, phân lân giảm 50-200 đ/kg còn 2.950 đ/kg; tại Trà Vinh giá phân urê và DAP tăng 1.000 đ lên 12.000 đ/kg và 17.000 đ/kg. Tại Bình Dương giá phân urê tăng 200 đ lên 10.600 đ/kg, DAP giảm 100 đ còn 14.400 đ/kg.

 

Thời điểm hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định đang vào chính vụ sản xuất Hè Thu 2013 và thị trường phân bón tại đây ít biến động. Giá phân urê (Nhà máy đạm Phú Mỹ) ở mức 9.700 đồng/kg; urê (Trung Quốc) 9.050 đồng/kg; urê Ninh Bình 9.000 đồng/kg; DAP (Nga) 13.800 đồng/kg; DAP (Hàn Quốc) 17.100 đồng/ kg; kali (Nga) 10.800 đồng/kg, SA (Hàn Quốc) 5.230 đồng/kg; lân (Lâm Thao) 3.100 đồng/kg; NPK 20.20.15 (hiệu Mặt Trời của Nhà máy phân bón Long Mỹ) 13.300 đồng/kg; phân NPK 20.20.15 (hiệu Đầu Trâu của Nhà máy phân bón Bình Điền) 14.500 đồng/kg; phân NPK Việt Nhật 11.400 đồng/kg…

 

Trên thị trường thế giới, giá urê tiếp tục đi xuống do nguồn cung trong trạng thái dồi dào.

 

Thức ăn chăn nuôi

 

Giá sắn TACN chào về nhà máy tại Đồng Nai giảm so với tuần trước do các kho đã đầy. Trước hiện tượng giá bán thức ăn chăn nuôi (TACN) quá cao, Bộ NN&PTNT cho biết đang chuẩn bị các bước để thanh tra các cơ sở sản xuất TACN.

 

Trên thế giới , ngày 29/3/2013, giá ngô CBOT giảm mạnh sau báo cáo của USDA cho thấy dự trữ ngô Mỹ ở mức cao hơn dự báo của các chuyên gia. Đối với ngô nội địa của Brazil giá đã giảm ngày thứ 4 liên tiếp trong tuần này, do tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của Brazil vẫn tiếp diễn.

 

Giá ngô nội địa của Brazil tiếp tục nối dài đà giảm lên hơn 2 tuần qua, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2012.

 

Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của Brazil tiếp tục hỗ trợ giá đậu tương CBOT .

 

Sữa: Thêm hãng sữa ngoại tăng giá

 

Cuối tuần qua, sữa Physiolac nhập 100% từ Pháp đã tăng 15% giá bán. Cụ thể, sản phẩm dinh dưỡng 900g cho trẻ dưới sáu tháng tuổi tăng từ 412.000 đ lên 474.000 đ/hộp, sản phẩm 400g dành cho trẻ 1-3 tuổi tăng từ 199.000 đ lên 240.000 đ/hộp , loại 900 g từ 186.000 đ lên 225.000 đ/hộp. Sữa bột nguyên kem Kanny 900g tăng từ 390.000 đ lên 540.000 đ/hộp…

 

Lý do mà nhà cung cấp đưa ra cho các đại lý là giá nguyên liệu đầu vào tăng. Tuy nhiên, theo thông tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh, thời gian qua sữa nguyên liệu nhập khẩu không tăng, các chi phí khác cũng ổn định.

 

Hoa quả: Giá tăng kỷ lục

 

Tuần qua, giá trái cây ở khắp Nam Bộ hầu hết đều tăng giá, trong đó tăng mạnh nhất là bưởi, chôm chôm, mãng cầu, thanh long, dừa, chanh….

 

Cụ thể, giá dừa tại Tiền Giang, Bến Tre đã tăng lên gấp 2-3 lần, dừa khô loại lớn có giá 70.000-0.000 đ/chục, tăng 35.000 – 40.000 đ/chục so với trước Tết; loại trung cũng có giá từ 55.000 – 65.000 đ/kg. Dừa tươi để giải khát cũng tăng lên 60.000 – 70.000 đ/chục loại lớn, 40.000 – 50.000 đ/chục loại trung, tăng từ 15.000 – 20.000 đ/chục so với trước Tết.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM