Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 6/9/2010

Một quan chức của Indonexia phát biểu với Reuters rằng nhóm nước mới nổi không chỉ yêu cầu có thêm quyền bỏ phiếu mà còn muốn tham gia nhiều hơn vào điều hành chính sách kinh tế toàn cầu.

Hơn 1/10 số ngân hàng Mỹ bị cho là có vấn đề 

Mặc dù lợi nhuận quý 2 của ngành ngân hàng Mỹ đạt mức cao nhất trong vòng khoảng 3 năm trở lại đây, nhưng tỷ lệ số nhà băng bị cho là có nguy cơ đổ vỡ ở nước này cũng tăng lên tới mức 11%. 

“Sự phục hồi kinh tế bắt đầu vào năm ngoái đã dần được phản ánh trong sự gia tăng lợi nhuận và tình hình thanh khoản được cải thiện của các ngân hàng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế còn bất ổn, chúng tôi cho rằng các ngân hàng nên tiếp tục có thái độ thận trọng và duy trì nguồn dự trữ mạnh”, bà Sheila Bair, Chủ tịch FDIC, phát biểu.

Châu Âu sẽ có cơ quan quản lý tài chính mới 

Các nước thành viên Liên minh châu Âu vừa đi đến thống nhất thành lập một cơ quan quản lý các hãng tài chính trong khu vực, theo công bố chính thức được đưa ra.

Thoả thuận này vẫn sẽ cần có sự thông qua của bộ trưởng Tài chính các nước châu Âu và Nghị viện châu Âu. Đây là động thái mới nhất của châu Âu với mục đích thay đổi cách hoạt động của thị trường tài chính, nối tiếp sau đạo luật cải cách phố Wall đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký vào tháng Bảy.

Kinh tế Mỹ mất thêm 54.000 việc làm trong tháng Tám 

Số liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này tiếp tục mất đi 54.000 việc làm trong tháng Tám, tháng thứ ba liên tiếp nền kinh tế giảm lượng lao động.

Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan bởi khu vực tư nhân đã tạo ra 67.000 việc làm, nhiều hơn dự đoán. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố số liệu trên là "khả quan, nhưng vẫn chưa đủ". 

Kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ không trải qua thập kỷ mất mát giống Nhật 


Khi lo lắng về khả năng kinh tế suy thoái lần 2 tăng lên, nhiều chuyên gia cho rằng nước Mỹ sẽ hướng tới thời kỳ giống kinh tế và thị trường chứng khoán Nhật thời hậu bong bóng. Nguyên nhân khiến các chuyên gia nói đến khả năng trên chính là việc kinh tế Mỹ sẽ trải qua thời kỳ giảm phát, tăng trưởng thấp và thị trường chứng khoán tăng trưởng yếu trong nhiều năm (nếu không muốn nói đến nhiều thập kỷ).

IMF: Nhóm nước mới nổi đang muốn có quyền lực lớn hơn 

Chính phủ nhóm nước mới nổi cho đến nay đã kêu gọi để có tiếng nói lớn hơn trong tổ chức quốc tế lớn như IMF bởi đóng góp của họ vào kinh tế toàn cầu cũng như khung điều tiết chính sách kinh tế toàn cầu lớn hơn.

Một quan chức của Indonexia phát biểu với Reuters rằng nhóm nước mới nổi không chỉ yêu cầu có thêm quyền bỏ phiếu mà còn muốn tham gia nhiều hơn vào điều hành chính sách kinh tế toàn cầu.

Nguồn: Giavang.net

ĐỌC THÊM