Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tiêu điểm kinh tế tuần: Tái cơ cấu kinh tế và tài chính

Trong tuần, kinh tế thế giới đón nhận nhiều thông tin quan trọng từ nước Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản. Mỗi nước, mỗi trung tâm kinh đều lựa chọn những vấn đề kinh tế quan trọng nhất để xem xét và giải quyết.

Đối với nước Mỹ, nơi khơi nguồn của cuộc khủng khoảng kinh tế năm 2008 đón nhận Bộ luật tài chính mới. Đối với Trung Quốc đó là tái cơ cấu kinh tế trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ mạnh lên và thặng dư ngoại tệ đạt mức kỷ lục. Đối với Nhật Bản, nền kinh tế thứ hai thế giới xem xét thay đổi đồng tiền khi cho vay vốn viện trợ ODA.

Đối với Châu Âu đó là những tín hiệu ban đầu về xử lý nợ công và kinh nghiệm của nước Đức trong việc cắt giảm ngân sách cũng như ổn định kinh tế...

Tất cả tạo nên một bức tranh kinh tế thế giới sôi động hơn, vững tin hơn khi tìm một xu hướng tăng trưởng mới.

Mỹ: Ngày 21/7/2010 cả thế giới đều hướng về Mỹ để đón nhận thời điểm Tổng thống B.Obama ký lệnh ban hành luật Tài chính mới (còn được gọi là luật cải cách phố Wall), văn kiện kinh tế quan trọng nhất của nước Mỹ sau khủng khoảng.

Có thể nói, sau rất nhiều tranh cãi, sau rất nhiều tranh luận gay gắt tại lưỡng viện Quốc hội, nguyên nhân của cuộc khủng khoảng kinh tế Mỹ và dẫn đến khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã được chỉ rõ, đó là công tác quản lý lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp, cần phải thay đổi, cần phải cải cách. Với ý nghĩa đó, sau hơn một năm tranh luận, nước Mỹ đã có Bộ luật cải cách phố Wall với hơn 2.000 trang chứa đựng những nguyên tắc cơ bản nhất về quản lý và hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Về tổng quan, Bộ luật đề cập đến những nội dung lớn như: Hệ thống giám sát rủi ro; bảo vệ khách hàng; vị trí, vai trò của Cục dự trữ Liên bang (FED) cũng như mối quan hệ của FED với ngân hàng; dự trữ tài chính, cơ quan đánh giá tín nhiệm tài chính và những công cụ tài chính; các lĩnh vực ngân hàng không được tham gia và lương, thưởng của các CEO ngân hàng; các khoản chi của Chính phủ...

Để thông qua Bộ luật này, cần ghi nhận Tổng thống B.Obama như là người có quan điểm quyết liệt trong việc cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, ông từng thúc giục Thượng viện cần nhanh chóng thông qua dự luật. Với ảnh hưởng của ông, nhiều nghị sĩ của đảng Cộng hòa đã đồng thuận dự luật cùng với một số chỉnh sửa nhất định.

Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng của Tổng thống B.Obama, cần nghi nhận vai trò và ảnh hưởng của bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner. Không chỉ với tư cách là người "chắp bút" cho Bộ luật, ông bộ trưởng đã "ghi điểm" cho Bộ tài chính khi Bộ luật đã xác định được vai trò của bộ trưởng bộ Tài chính trong Hội đồng giám sát - một nội dung rất quan trọng của luật cải cách phố Wall.

Ông Timothy Geithner bày tỏ tin tưởng khi tuyên bố “Dự luật sẽ giúp hồi phục sức mạnh vĩ đại của hệ thống tài chính Mỹ, một hệ thống khi ở trong trạng thái tốt nhất luôn phát triển những các thức sáng tạo để cung cấp tín dụng và vốn, không chỉ cho những công ty lớn trên toàn cầu, mà cho cả những cá nhân với một ý tưởng hay kế hoạch tốt”.

Luật cải cách phố Wall được đánh giá là một trong những văn kiện quan trọng nhất của Tổng thống B.Obama nhưng được ký ban hành trong bối cảnh chưa có sự đồng thuận cao trong lòng nước Mỹ.

Về quan điểm phản đối, ngày 21/7, lãnh đạo đảng Cộng hòa đã lên án luật mới và cho rằng, luật mới này sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế và sức mạnh tài chính của Mỹ.

Lãnh tụ đảng Cộng hoà, Michael Steele cho rằng, Tổng thống Obama đang cố gắng thuyết phục người Mỹ rằng, ông đang làm tất cả để giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ và dự luật mới này sẽ dẫn tới vô số hậu quả không lường trước được cho cộng đồng doanh nghiệp, thắt chặt tín dụng và giết chết hàng loạt các quy định việc làm.

Về thực tại kinh tế Mỹ thời điểm này cũng có những diễn biến không mấy khả quan, u ám một cách bất thường! Đó là nhận xét của nhân vật "số một" của kinh tế Mỹ, chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Ben Bernanke phát biểu trong ngày hôm qua đã gia tăng thêm nỗi lo của thị trường đối với viễn cảnh nền kinh tế Mỹ.

Với tuyên bố này, các chỉ số chứng khoán Mỹ thay nhau lao dốc, Dow Jones Industrial Average mất 109,51 điểm, tương đương 1,07% xuống còn 10.120,45 điểm. Standard & Poors 500 giảm 13,91 điểm (1,28%) xuống 1,069,57. Nasdaq Composite Index cũng điều chỉnh giảm 1,58%.

Đồng thuận với quan điểm này, trong một trả lời gần đây, tỷ phú Soros cho rằng kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn bình phục sau khủng hoảng.

Tỷ phú Soros nêu rõ luận điểm, Mỹ không nên cắt giảm các biện pháp kích thích do kinh tế và lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ vẫn dưới 3%, là mức thấp nhất trong năm nay.

Trung Quốc: Là nước lớn, là một trong những "trung tâm" kinh tế thế giới hiện nay. Giai đoạn 2006-2010 đã đánh dấu sự phát triển ấn tượng của Trung Quốc về kinh tế, tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao, thặng dư thương mại lớn, đặc biệt cách thức vượt qua khủng khoảng tài chính thế giới năm 2008 đã xác định vị trí "cường quốc" về kinh tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên giai đoạn 2011-2015 kinh tế Trung Quốc cũng cần có sự phát triển với nhiều yêu cầu khác trước. Nhiều vấn đề về kinh tế đã được bộc lộ cần giải quyết một cách chủ động, đó là: chất lượng tăng trưởng; điều hành chính sách tiền tệ, trong đó tỉ giá là vấn đề quan trọng hàng đầu; đảm bảo an sinh xã hội; bảo vệ môi trường...

Trong điều hành kinh tế hiện nay, chính sách về bất động sản là một dung quan trọng cần phải xử lý một cách khéo léo khi nhà đất không bán được và giá không giảm trong hai tháng vừa qua.

Nhiều quan điểm cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ đứng trước một tình thế lưỡng nan hóc búa. Nếu giá nhà sụt giảm đáng kể và khiến cho hoạt động xây dựng giảm mạnh, chính phủ Trung Quốc sẽ đứng trước áp lực thay đổi phương hướng chính sách và cái giá của nó là lại thổi phòng bong bóng lớn hơn.

Về lĩnh vực quản lý tiền tệ, trên cơ sở vốn thặng dư thương mại cao, Trung Quốc đã nới lỏng tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với các ngoại tệ mạnh, trong đó có USD. Việc nới lỏng tỷ giá nhằm mục đích giải quyết một số vấn đề nội tại của kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên chính sách tỷ giá của Trung Quốc sẽ có điều chỉnh khi lĩnh vực xuất khẩu bị ảnh hưởng quá giới hạn cho phép. Phản ánh quan điếm này, trong buổi phỏng vấn gần đây, một quan chức cấp cao Ngân hàng nhân dân Trung ương Trung Quốc (PBOC), ông Zhou Qiren tuyên bố “Vì đã có cam kết điều hành đồng NDT linh hoạt nên tỷ giá có thể giảm trong trường hợp cần để hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu.” Quan điểm này Tung Quốc gửi đi thông điệp, đồng NDT có thể mạnh như hiện nay và yếu vào thời diểm khác, linh hoạt tỷ giá là như vậy.

Nhật Bản: Là quốc gia có vốn viện trợ ODA lớn nhất trên thế giới, trong nhiều năm qua, thông qua Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác, Nhật Bản có đóng góp to lớn khi viện trợ cho các nước đang phát triển nhiều dự án với trị giá hàng tỷ USD (tiền Yên đã được qui đổi).

Cần phải hiểu tại sao Nhật Bản lại coi trọng viện trợ theo dạng ODA nhiêù vậy? Vấn đề là ở chỗ, từ thập niên 90 của thế kỷ trước, kinh tế Nhật Bản đã phát triển "tới hạn", nhu cầu trong nước đã thỏa mãn, đồng yên lên giá mạnh (từ 125 Yên/USD tăng có lúc đến 95-100 Yên/USD) so với đồng USD dẫn đến xuất khẩu bị giảm sút, ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế hướng ngoại của Nhật Bản.

Trong bối cảnh dư thừa nguồn vốn, các nước đang phát triển lại thiếu vốn. Viện trợ ODA là nhu cầu cần thiết từ hai phía (viện trợ ODA có lãi suất thấp và cực thấp, thời gian cho vay dài). Tuy nhiên khác với các quốc gia khác, Nhật bản lại sử dụng đồng Yên là đơn vị thanh toán, trong khi đồng Yên lại liên tục tăng giá dẫn đến tiếng là viện trợ ưu đãi nhưng thực tế có khi rơi vào tình trạng "ngược đãi".

Nếu để tình trạng này tiếp diễn, nhiều nước sẽ xem xét lại việc nhận viện trợ từ Nhật Bản và như vậy việc xuất khẩu tư bản của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng.

Chia sẻ với quan điếm này, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thừa nhận tỷ giá đồng Yên tăng cao trong thời gian qua đã khiến nguồn vốn vay bằng đồng Yên đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trở thành vấn đề trăn trở đối với các nước đang phát triển.

Để giải quyết vấn đề hóc do đồng Yên tăng giá, thời gian qua Nhật Bản đã nghiên cứu cách tiếp cận khác nhằm tránh thiệt hại cho các nước đi vay. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đang cân nhắc phương án cho vay bằng cả đồng USD và Euro bên cạnh đồng Yên và hy vọng đây có thể là giải pháp dung hòa trong điều kiện hiện nay.

Châu Âu: Sau khi triển khai một loạt các biện pháp giải cứu nợ công, tình hình khủng khoảng nợ Châu Âu đã có bước lắng dịu. Đây là thời điểm để nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà quan sát phân tích nhiều khía cạnh của khủng khoảng nợ Châu Âu.

Có quan điểm cho rằng cuộc khủng hoảng bị phóng đại quá mức do một số quỹ đầu tư có ý đồ xấu trên thị trường vốn cùng công cụ dư luận nằm trong tay họ, cố tình gây nên. Họ cho rằng đây là cơ hội tấn công đồng Euro, gây mất ổn định cho toàn bộ nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) và được lợi trong cuộc khủng khoảng này là đồng USD.

Tuy nhiên dưới quan điểm biện chứng, nguyên nhân đầu tiên phải hiểu đó là những vấn đề nội tại của kinh tế Châu Âu, khi nhiều quốc gia nhỏ lại có những khoản nợ lớn so với GDP sẽ là nguy cơ tiềm ẩn khó tính trước được.
Trong bối cảnh nợ công đe doạ Châu Âu, là một nước có số nợ cũng không ít 5.130 tỷ USD, chiếm 182,5%GDP năm 2009 (ước tính) 2.810 tỷ USD. Nước Đức được đánh giá là quốc gia điển hình trong xử lý các vấn đề kinh tế, trong đó có nợ công.

Các số liệu cho thấy 6 năm qua, quốc gia châu Âu này đã duy trì được đà tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp suy giảm, đồng thời ngân sách gần như cân bằng. Đánh giá về kinh tế Đức, giáo sư kinh tế học Tyler Cowen thuộc Đại học George Mason của Mỹ ca ngợi, về phương diện chính sách tài khóa và phục hồi kinh tế, nhiều quốc gia khác có thể học được bài học bổ ích từ nước Đức.

Trong Hội nghị G20 vừa qua, Châu Âu đi đầu với quan điểm cắt giảm thâm hụt ngân sách. Vấn đề này nước Đức thực sự là tấm gương lớn. Mới đây, Đức còn thông qua một điều khoản sửa đổi trong Hiến pháp, trong đó yêu cầu đưa ngân sách công về trạng thái gần như cân bằng vào năm 2016 (thời điếm này các nước mới phấn đấu cắt giảm một nửa thâm hụt ngân sách), đồng nghĩa với việc thâm hụt cơ cấu không vượt quá mức 0,35% GDP.

Kinh tế, cải cách kinh tế và điều chỉnh kinh tế luôn song hành. Các quốc gia căn cứ chu kỳ và xu thế của nền kinh tế để tính toán cho phù hợp. Các chỉ số GDP, tỷ giá, nợ công, lãi suất...luôn là tín hiệu xác định kinh tế đang ở trạng thái nào và những vấn đề gì cần phải điều chỉnh hoặc phát huy. Kinh tế thật không đơn giản.

Nguồn: tamnhin

ĐỌC THÊM