Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Triển vọng dầu thô vẫn tích cực trong cuộc họp OPEC+ sắp tới

Một lần nữa lại là thời điểm cực kỳ quan trọng trong thế giới dầu mỏ: Vào ngày 1 tháng 6 OPEC +, một liên minh giữa OPEC và 10 quốc gia thân thiện do Nga dẫn đầu, sẽ nhóm họp để thảo luận về con đường kế tiếp trong việc cắt giảm sản lượng cao trong lịch sử.

Cuộc họp diễn ra vào một thời điểm chính xác: Trung Quốc đã cung cấp lực đẩy kể từ đầu năm và mức tiêu thụ dầu cao hơn mức trước đại dịch. Chương trình tiêm chủng ở Mỹ đã giúp mở cửa nền kinh tế. Theo truyền thống, lễ Ngày Tưởng niệm vào Thứ Hai tới đánh dấu sự bắt đầu của mùa lái xe cao điểm hè. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã báo cáo mức 9 triệu thùng/ngày (bpd) xăng được cung cấp cho thị trường hàng tuần trong tháng này, lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2020. Các kho dự trữ sản phẩm chưng cất đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái, và dự trữ dầu thô giảm 1,7 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 21/5, đưa chúng xuống dưới mức trung bình 5 năm.

Lượng khách đến các sân bay cũng ở mức cao nhất kể từ khi đại dịch tấn công nươc này. Nói cách khác, nhu cầu dầu đang tăng cao ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ngay cả ở châu Âu, mọi thứ đang có vẻ sáng sủa hơn khi các chương trình vắc xin được triển khai. EU sẽ sớm cho phép những những người được tiêm phòng đầy đủ được đi du lịch tương đối tự do trong kỳ nghỉ hè. Tất cả những điều này là tin tốt cho nhu cầu dầu. 

Điểm đen duy nhất hiện tại là Ấn Độ và một số nước Mỹ Latinh. Theo Bloomberg, 65% đội xe tải của Ấn Độ không hoạt động do nhu cầu chậm lại. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa tồi tệ như năm ngoái, khi Thủ tướng Narendra Modi ra lệnh đóng cửa toàn bộ đất nước. Bây giờ các hạn chế coronavirus được quyết định ở cấp tiểu bang. Có những quốc gia châu Á khác có thể đã làm tốt việc ngăn chặn virus cho đến nay, nhưng nơi các chương trình tiêm chủng chưa đủ phát triển, có khả năng đe dọa nền kinh tế của họ.

Nhìn chung, nhu cầu không quá tệ. Tuy nhiên, về nguồn cung, Iran có thể trở lại thị trường sớm hơn dự kiến. Tùy thuộc vào tiến trình của các cuộc đàm phán hạt nhân, ước tính sẽ có 1 triệu thùng/ngày vào thị trường trong giai đoạn từ quý 3 đến cuối năm. Nguồn cung của Iran sẽ được đưa vào các thị trường với thời gian trễ hơn thời điểm bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết vì quốc gia Cộng hòa Hồi giáo sẽ phải chứng minh sự tuân thủ trước. Tuy nhiên, các thùng bổ sung sớm hay muộn gì cũng sẽ đến xuất hiện.

Nếu có một thời điểm tốt để bổ sung thêm các thùng dầu của Iran theo như OPEC+ lo ngại, thì có lẽ nó sẽ là ngay bây giờ. Thị trường sẽ thắt chặt trong nửa cuối năm nếu virus không ném thêm một sự cố bất ngờ nào khác.

Đồng thời, Libya, nơi có sản lượng đã phục hồi tốt trong năm nay, sẽ vẫn là mộtt tác nhân khó lường trước được cho các thùng bổ sung có thể bị gián đoạn tại thời điểm thông báo do những khó khăn nội bộ. Cũng cần phải giám sát chặt chẽ đối với Iraq: Vớ một mùa hè được dự kiến sẽ vô vùng nóng nực, nhu cầu trong nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ, và vẫn còn những căng thẳng địa chính trị dai dẳng.

Quay lại cuộc họp cấp bộ trưởng vào tuần tới: Các bộ trưởng có thể thoải mái  về quỹ đạo giảm dần của họ, dựa trên triển vọng nhu cầu. Chúng ta có thể kỳ vọng xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục trong tháng này và có lẽ sẽ được xem xét lại vào tháng Bảy.

Các bộ trưởng sẽ phải giải quyết vấn đề tuân thủ, vốn có xu hướng suy yếu khi cán cân cung cầu được cải thiện. Đồng thời, họ sẽ phải xem xét thời điểm đưa Iran trở lại chế độ sản xuất của OPEC +; Tehran hiện đang nằm ngoài các thỏa thuận hạn ngạch, cùng với Libya và Venezuela, và sẽ cố gắng trì hoãn bất kỳ yêu cầu nào về việc tuân thủ càng lâu càng tốt.

 

Brent đã tăng 33 cent, tương đương 0,5%, chốt ở mức 69,20 USD. Và WTI tăng 64 cent, tương đương 1%, chốt ở mức 66,85 USD. Hàng hóa này chủ yếu giao dịch đi ngang kể từ tháng 3, nhưng đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm. Giá dự kiến sẽ biến động khi các cuộc đàm phán hạt nhân của Iran tiến triển và bức tranh nhu cầu phát triển.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM