Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc có thể soán ngôi “quán quân kinh tế thế giới” của Mỹ?

Hiện giờ, Trung Quốc đã thay Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự phục hưng này đang thay đổi tất cả từ thế cân bằng về sức mạnh quân sự và tài chính toàn cầu đến việc làm thế nào để thiết kế xe hơi. Từ những chỉ số này cho thấy, khối lượng nền kinh tế Trung Quốc đã tăng lên và chỉ đứng sau Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu, lượng thu mua xe hơi và sản lượng thép của Trung Quốc đã leo lên vị trí số 1 thế giới, tầm ảnh hưởng toàn cầu của quốc gia này cũng đang ngày càng tăng theo. Từ các hãng sản xuất xe hơi ở Detroit (Mỹ) đến các hãng sản xuất quặng sắt của Brazil, tài sản của họ đều phụ thuộc vào sự chi tiêu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp Trung Quốc.

Sự giàu có cũng mang đến tầm ảnh hưởng chính trị; Áp lực từ phía Trung Quốc đã giúp các nước đang phát triển giành được nhiều quyền phát ngôn hơn tại Ngân hàng Thế giới (World Bank) và IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế).

Chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty chứng khoán Nomura tại châu Á – ông Rob Subbaraman cho rằng, Nhật Bản đã từng là động lực cho các nơi còn lại tại châu Á, nhưng bây giờ, thời thế đã thay đổi, Trung Quốc đang trở thành một thế lực to lớn ảnh hưởng tới các nơi khác tại châu Á bao gồm cả Nhật Bản trong đó.

Song nghịch lý ở khắp mọi nơi

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã mang đến nhiều nghịch lý khiến mọi người quan tâm. Sau 30 năm cải cách mở cửa, khoảng cách giàu nghèo đã đạt tới mức cực đoan: Tuy Trung Quốc hiện đang có mấy chục tỷ phú, nhưng những người còn lại trong số 1,3 tỷ dân có thu nhập bình quân rơi vào mức thấp của thế giới. Bắc Kinh đã hoàn thành nhiệm vụ hai lần đưa người vào không gian, hơn nữa còn đang bàn chuyện xuất khẩu tuyến đường sắt trên cao (sky train) với California (Mỹ) và châu Âu, trong khi đó, các hộ gia đình ở những khu vực xa xôi lại sống trong núi sâu và hang động.

Mặc dù bị tụt hạng trong hệ thống nền kinh tế toàn cầu, nhưng người dân Nhật Bản vẫn nằm trong danh sách giàu nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2009 đạt 37800 USD, còn thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc mới có 3600 USD. Người Mỹ cũng nằm trong top danh sách giàu nhất thế giới, thu nhập của họ đạt tới 42240 USD, quy mô kinh tế của Mỹ đến nay vẫn là lớn nhất toàn cầu. Nguyên nhân, Trung Quốc vượt Nhật Bản để giành ngôi vị á quân kinh tế thế giới là do Nhật Bản đã chìm vào cuộc suy thoái kinh tế dài tới 20 năm, còn Mỹ thì đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính, chính sự hấp dẫn về quy mô kinh tế và thị trường tiêu thụ to lớn của Trung Quốc đã khiến ảnh hưởng quốc tế của nước này trở nên lớn hơn.

Tốc độ tăng trưởng nhanh của Trung Quốc đã mang đến những chuyển biến nghịch lý cho châu Á và các khu vực khác, Nước này khiến mọi người phải cạnh tranh các cơ hội kinh doanh, và cũng nhóm lên ngọn lửa bất an cho rằng, sự giàu có của họ đang giúp Trung Quốc tích lũy sức mạnh quân sự, gây bất ổn cho khu vực.

Mục tiêu tiếp theo: Mỹ?

Sau khi vượt qua được Nhật Bản, Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ hay không? Hồi tháng 6, Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng, tổng chi tiêu của Trung Quốc nhanh nhất vào năm 2020 mới có thể đạt mức tương đương với Mỹ. Nhưng cũng theo cơ quan này, đến khi đó, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ bằng 1/4 so với Mỹ, chỉ tương đương với Malaysia hoặc châu Mỹ Latin mà thôi. Ngay cả khi muốn đạt được mục tiêu này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và giáo dục, chống lại tệ tham nhũng và sự cám dỗ, không nên thiên vị các doanh nghiệp mà hy sinh cơ hội việc làm, tài sản và những cơ quan tư nhân giàu sức sống

Nguồn: WSJ

ĐỌC THÊM