Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc giết chết siêu chu kỳ hàng hóa, còn Fed sẽ chôn vùi nó

Sự suy thoái hàng hóa nguyên liệu thô tồi tệ nhất từ 1999, trước khi Trung Quốc bùng nổ thu mua

Lãi suất Mỹ tăng có nghĩa đồng dollar mạnh lên, làm xói mòn hơn nữa nhu cầu tiêu thụ

Đối với thị trường hàng hóa, có vẻ như thế kỉ 21 chưa bao giờ diễn ra.

Lần cuối cùng chỉ số Bloomberg Commodity Index về lợi nhuận của nhà đầu tư ở mức thấp này, sản phẩm bán chạy nhất của Apple Inc. là máy tính bàn, và người tiêu dùng đã có thể mua nó bằng đồng fran Pháp và đồng mark Đức.

Chỉ số đo lường giá trị của 22 loại tài nguyên thiên nhiên đang giảm 2/3 giá trị từ mức cao đỉnh điểm, xuống mức thấp nhất từ 1999. Điều đó cho thấy chỉ số này đang quay lại điểm xuất phát của siêu chu kỳ hàng hóa, được hình thành từ nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ than đá, dầu thô và kim loại của các nhà sản xuất Trung Quốc đã tạo ra thị trường giá lên trong suốt gần một thập niên cho đến năm 2011.

Nếu tăng trưởng Trung Quốc chậm lại, hiện đang hướng về mức suy yếu nhất trong 25 năm, sẽ là nhát búa đầu tiên kết thúc siêu chu kỳ tăng trưởng này, và Fed sẽ là cú đánh cuối cùng.

Lần tăng lãi suất lần đầu tiên của Mỹ từ 2006 có thể sẽ diễn ra tháng tới, sẽ hỗ trợ thúc đẩy đồng dollar tăng khoảng 9% so với rổ 10 loại tiền tệ chủ chốt khác trên thế giới. Điều này chỉ làm tăng thêm những tổn thương cho thị trường hàng hóa, hầu hết được định giá bằng đồng bạc xanh này, bằng cách cắt giảm sức mua hàng hóa nguyên liệu thụ trên toàn cầu cũng như khiến cho những loại tài sản khác tạo ra lãi suất như trái phiếu và cổ phiếu thu hut nhà đầu tư hơn.

Chỉ số Bloomberg Commodity Index xét đến chi phí ròng cũng như sự tăng đầu tư trong thị trường tương lai để phản ánh lợi nhuận thực tế. Chỉ số giao ngay thu thập giá nguyên liệu thô đã giảm xuống mức thấp hơn 6 năm hôm đầu tuần, và chỉ số cổ phiếu công nghiệp ở mức thấp nhất từ 2008 hôm 29/09. Các mã giảm giá trị mạnh nhất trong ngành công nghiệp khai khoáng, đang giảm 31% trong năm nay, là nhà những sản xuất đồng First Quantum Minerals Ltd., Glencore Plc và Freeport-McMoran Inc.

Với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa kỉ lục trong suốt thập niên đầu tiên của thế kỉ 21, những nhà sản xuất hàng hóa như Total SA, Rio Tinto Group và Anglo American Plc. đã đầu tư nhiều tỉ dollar vào các dự án vốn dài hạn mà qua đó khiến cho thị trường thế giới tràn ngập dầu thô, khí đốt thiên nhiên, quặng sắt và đồng trong khi tăng trưởng Trung Quốc chậm dần.

Dầu mỏ là một trong những loại hàng hóa nguyên liệu thô dư cung nhất. Mặc dù giá dầu đã giảm 60% kể từ tháng 6/2014, dự trữ dầu thô đã tăng lên mức kỉ lục gần 3 tỷ thùng, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA. Điều này chủ yếu là là do sản lượng nội địa kỉ lục ở Mỹ cũng như quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC tiếp tục khai thác trên mức mục tiêu 30 triệu thùng một ngày để duy trì thị phần và buộc các sản xuất chi phí cao hơn phải từ bỏ thị trường.

Quyết định của Fed về lãi suất và kèm theo đó là đồng usd tăng lên sẽ gây khó khăn hơn nữa cho việc gỡ bỏ nguồn cung thừa nguyên liệu thô. Chi phí khai thác thường được chi trả bằng những đồng ngoại tệ khác nhau sẽ giảm tương đối so với đồng dollar thu được từ doanh số bán dầu và kim loại trong thị trường toàn cầu do tỉ giá đồng dollar tăng lên. Đồng Rúp của Nga đã giảm hơn 30% so với đồng dollar Mỹ trong năm qua, giúp duy trì lợi nhuận của các nhà sản xuất thép và nickel của nước này và cho phép các nhà sản xuất duy trì mức sản lượng.

Trong khi đó một số nhà khai thác hàng đầu thế giới như Glencore đang lên kế hoạch cắt giảm sản lượng đồng và kẽm, những công ty khác như nhà sản xuất quặng sắt BHP Billiton Ltd., Vale SA và Rio Tinto đang bị mắc kẹt trong một "cuộc chạy đua xuống đáy thị trường" trong nỗ lực tìm cách đánh đuổi các đối thủ cạnh tranh bằng cách duy trì nguồn cung cấp ngay cả khi giá sụt giảm mạnh, theo Citigroup Inc.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM