Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tuần 18-25/2: Dầu tăng giá mạnh nhất 2 tháng, đồng tăng, cà phê cao nhất 2 tháng

* Dầu thô Mỹ kết thúc tuần gần chạm 110 USD, mức cao chưa từng có kể từ tháng 5/2011
* Dầu Brent vượt 125 USD, mức kỷ lục kể từ tháng 4/2010
* Đồng có tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng 1 tháng
* Vàng, lúa mì và khí thiên nhiên giảm giá

Thị trường hàng hoá thế giới tuần qua (18-25/2) tiếp tục biến động cực mạnh, và là một tuần thành công của đa số các nhà kinh doanh trên thị trường này.

Dầu vừa qua một tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng 2 tháng, bởi lo ngại về căng thẳng ở Iran ngày càng gia tăng. Dầu Mỹ như vậy đã tăng giá liên tiếp 7 phiên giao dịch. Đồng và hầu hết các hàng hoá khác cũng tăng giá bởi USD giảm.

Vàng, lúa mì và khí thiên nhiên là những thị trường có xu hướng giá tiêu cực trong tuần qua. Các nhà đầu tư bán kiếm lời mặt hàng vàng sau khi giá tăng mạnh vào đầu tuần; lúa mì giảm giá bởi dự báo Mỹ sẽ bội thu; và thời tiết ôn hoà khiến thị trường khí gas trở nên dư thừa.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB phiên giao dịch cuối tuần, 24/2 (kết thúc vào rạng sáng 25/2) tăng 0,8%, còn tính chung trong tuần đã tăng tới 2,7%, chủ yếu được hậu thuẫn bởi giá dầu thô Mỹ tăng – mặt hàng có sức nặng nhất trong chỉ số này.

Giá dầu tăng quá mạnh gây lo ngại cản trở nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới, ngăn cản đà hồi phục kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh châu Âu vẫn đang vẫy vùng trong vũng lầy suy thoái kinh tế.

Dầu

Giá dầu tăng chủ yếu bởi sự căng thẳng giữa Iran và phương Tây, trong bối cảnh các thị trường tiêu thụ dầu thô Tehran bị thu hẹp lại theo lời kêu gọi của phương Tây. Xung đột ở các nước láng giền Trung Đông là Sudan và Syria cũng hậu thuẫn dầu tăng giá từng ngày.

Những yếu tố hẫô trợ giá tăng là vấn đề nguồn cung – Iran, Iran và Iran, cộng thêm tình hình ở Syria và Sudan," nhà môi giới dầu mỏ Christopher Bellew thuộc công ty Jefferies Bache ở London cho biết.

Hợp đồng tham chiếu dầu thô tại New York kết thúc tuần tăng giá tới 1,8% lên 109,77 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 3/5/2011. Tính chung trong tuần qua, giá tăng tới 6,3%, nhiều nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 23/12/2011.

Đồ thị giá dầu thô Mỹ liên tục tăng từ đầu tháng 2 – trái với xu hướng giảm hai tháng trước đó, sau khi Tehran đe doạ trả đũa việc khách hàng châu Âu giảm mua dầu của họ. Iran đã chủ động dừng xuất khẩu dầu sang phương Tây trước khi lệnh cấm nhập dầu của EU có hiệu lực, vào tháng 7 tới.

Không chỉ EU mà các khách hàng châu Á, trong đó có Trung Quốc, cũng giảm mua dầu Iran. Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết Iran đã phát triển rất nhanh các chương trình làm giàu uranium.

Tại London, dầu thô Brent tăng phiên thứ 5 liên tiếp, tăng 1,5% lên 125,47 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 4/2011 (khi giá đạt 125,89 USD). Trong 5 phiên giao dịch vừa qua, giá dầu Brent tăng tổng cộng 5,89 USD hay 4,93%. mức tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 6/1 (khi tăng 5,28%).

Khí gas

Trái với mặt hàng dầu, giá khí gas trên thị trường Mỹ giảm liên tiếp 2 phiên cuối tuần bởi dự báo thời tiết mùa đông ôn hoà và nguồn cung dồi dào, tiếp tục gây áp lực tới giá, mặc dù có những dấu hiệu cho thấy thị trường có thể chuyển biến rất nhanh, từ dư cung sang thiếu hụt.

Khí gas kỳ hạn giao tháng tới đã giảm giá 5% trong tuần qua, sau khi tăng 8% tuần trước đó, mặc dù một số nhà sản xuất chính có kế hoạch cắt giảm sản lượng, và việc đưa những dự án mới vào hoạt động cũng bị trì hoãn do giá thấp.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ mới đây công bố tổng dự trữ khí gas của nước này tuần qua giảm nhiều hơn dự kiến, giảm 166 tỷ feet khối, xuống 2,595 nghìn tỷ feet khối, song vẫn là mức cao kỷ lục.

Kim loại

Đồng cũng vừa qua tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng một tháng. Khối lượng giao dịch tăng mạnh, nâng giá đồng vượt mức trung bình của 200 ngày.

Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London giá tăng 1,7% chỉ trong 1 ngày, tương đương 140,50 USD lên 8.530,50 USD/tấn, mức cao nhất kể từ 9/2/2012.

Tính chung trong tuần, đồng đã tăng giá trên 4%.

Tuy nhiên, liệu giá đồng có duy trì đà tăng trong tuần tới hay không vẫn là câu hỏi khó trả lời, khi mối lo về khả năng kinh tế khu vực đồng euro suy thoái ngày càng gia tăng, và nhu cầu từ khách hàng lớn nhất là Trung Quốc vẫn trì trệ.

Những số liệu sản xuất của Trung Quốc công bố tuần tới sẽ cho thấy rõ hơn tình hình nhu cầu ở châu Á – nơi nhu cầu mua rất trì trệ trong nhiều tuần nay, suốt từ sau Tết cổ truyền.

Peter Buchanan, nhà phân tích hàng hoá cấp cao của CIBC ở Toronto, cho biết những số liệu khả quan có thể đẩy giá đồng tăng, nhưng sự thiếu chắc chắn về kinh tế vĩ mô cùng với việc giá dầu thô đang tăng mạnh có thể tác động xấu tới kinh tế toàn cầu, và tới nhu cầu đồng trong trung hạn.

Số liệu kinh tế Mỹ vừa công bố tương đối khả quan, nhất là lĩnh vực xây dựng, đem đến hy vọng nhu cầu đồng sẽ gia tăng.

Tuy nhiên, tiêu thụ nhà ở Mỹ trong tháng 1 lại giảm và nhu cầu thấp từ Trung Quốc là những tác nhân hạn chế giá kim loại tăng.

“Có rất nhiều dự đoán về nhu cầu của Trung Quốc - nước chiếm 40% tổng tiêu thụ đồng trên toàn cầu. Hiện vẫn chưa rõ nhu cầu từ đây sẽ tăng hay không, bởi thị trường rất trầm lắng kể từ năm mới”, nhà phân tích trưởng Nic Brown của Natixis.

Dự trữ đồng ở các kho của Thượng Hải tuần qua lên tới mức cao nhất trong vòng gần 1 thạp kỷ, và chỉ giảm hơn 1.000 tấn trong tuần này xuống 216.086 tấn.

Đường

Giá đường thô tại Mỹ cao kỷ lục 4 tháng trong phiên giao dịch cuối tuần, do lo ngại về nguồn cung ngăn hạn, và giá năng lượng tăng cùng với USD yếu so ới euro.

“Nảy sinh một số vấn đề về hậu cần ở Châu Âu, trong khi Brazil đang lúc giao thời giữa 2 vụ. Hình như Thái Lan đang bán hầu hết đường dự trữ cho Trung Quốc, và Ấn Độ cũng gặp trục trặc về hậu cần”, Jack Scoville, phó chủ tịch công ty The Price Group ở Chicago cho biết.

Đường thô kỳ hạn tháng 3 giá tăng 0,25 US cent hay 1% lên 26,19 US cent/lb, mức cao nhất kể từ ngày 27/10/2011. Đường thô kỳ hạn tháng 5 giá tăng 0,36 US cent hay 1,5% lên 25,22 US cent, mức cao nhất kể từ 8/11.

Đường trắng tại London cũng tăng giá thêm 9,20 USD hay 1,4% trong phiên cuối tuần, lên 661,40 USD/tấn.

Nếu giá đường giảm Mỹ sẽ tăng sản xuất ethanol, và nhu cầu của Mỹ đối với ethanol Brazil vẫn đang có xu hướng tăng.

Cà phê

Giá cà phê robusta phiên giao dịch cuối tuần qua tăng, là phiên thứ 2 liên tiếp tăng, do xuất khẩu từ Việt Nam chậm lại khiến lượng dự trữ ở các kho tại châu Âu giảm. Các nhà sản xuất Việt Nam cũng đang lưỡng lự không muốn bán ra.

Cà phê robusta tại London kỳ hạn tháng 5 giá tăng 38 USD hay 1,9% phiên cuối tuần, lên 2.56 USD/tấn, mức cao nhất 2,5 tháng.

Các thương gia cho biết triển vọng nguồn cung ngắn hạn có vẻ khan hiếm, khi hợp đồng kỳ hạn tháng 3 giá gần sát với kỳ hạn tháng 5, nhưng kỳ hạn tháng 5 giá cao hơn tới 35 USD so với kỳ hạn tháng 7.

Dự trữ cà phê ở kho dự trữ NYSE Liffe giảm xuống 210.490 tấn tính tới 20/2, từ mức 226.690 tấn hôm 6/2.

Giá cà phê robusta của Việt Nam lại cao hơn giá tại Liffe lần đầu tiên kể từ 3 tuần nay, bởi cả người trồng, thương lái và nhà xuất khẩu đều găm hàng lại, chờ khi giá tại London tăng mới bán ra.

Cà phê arabica cũng tăng giá, với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tại New York giá tăng 1,55 US cent phiên cuối tuần lên 2,0360 USD/lb.

Vỵ thu hoạch sắp tới 2012/13 của Brazil dự báo sẽ đạt 53,9 triệu bao loại 60 kg, cao hơn 1,4 triệu bao so với dự báo hồi tháng 11, bởi điều chỉnh mức dự báo về sản lượng robusta.

“Triển vọng sản lượng ở Brazil có thể gây giảm giá, mặc dù sản lượng của Colombia dự báo sẽ giảm”, nhà phân tích Paez Cortez của Natixis nhận định.

Các nhà đầu cơ đã tăng cường mua cà phê arabica kỳ hạn gần lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng trong tuần kết thúc vào 21/2, khi giá giảm xuống mức thấp nhất 15 tháng.

Ngũ cốc

Giá lúa mì xuân tại Mỹ giảm 1,4% trong phiên cuối tuần xuống mức thấp nhất gần 14 tháng, do dự báo sản lượng của Mỹ sẽ bội thu.

Đậu tương trái lại tăng giá lên mức cao kỷ lục 5 tháng, bởi nhu cầu mua mạnh từ khách hàng nước ngoài đối với đậu tương mỹ, nhất là từ Trung Quốc.

Trong tuần này USDA thông báo đã bán 425.000 tấn ngô cho Trung Quốc, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng ngô nước này năm nay sẽ đạt 14,270 tỷ bushel, tăng so với 14,235 tỷ bushel dự báo trước đây, và so với  12,358 tỷ bushel của năm 2011.

Cao su

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo phiên cuối tuần giảm do hoạt động bán kiếm lời trước kỳ nghỉ cuối tuần, sau khi giá tăng lên mức cao kỷ lục 5 tháng. Tuy nhiên, giá dầu tăng mạnh và nguồn cung hạn hẹp hạn chế đà giảm.

Thái Lan, nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, đang trong mùa đông khô hạn, mùa sản lượng mủ giảm sút, sẽ kéo dài tới giữa tháng 4.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

109,73

1,91

1,8%

11,0%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

125,31

1,69

1,4%

16,7%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,550

-0,071

-2,7%

-14,7%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1776,40

-9,90

-0,6%

13,4%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1772,06

-7,68

-0,4%

13,3%

Đồng Mỹ

US cent/lb

386,30

5,70

1,5%

12,4%

Nhôm LME

USD/tấn

2327,00

47,00

+2,06

15,20

Đồng LME

USD/tấn

8530,50

140,50

+1,67

12,24

Chì LME

USD/tấn

2208,00

43,00

+1,99

8,50

Nickel LME

USD/tấn

20175,00

175,00

+0,88

7,83

Thiếc LME

USD/tấn

23850,00

-345,00

-1,43

24,22

Kẽm LME

USD/tấn

2079,00

31,00

+1,51

12,68

Dollar

 

78,326

-0,493

-0,6%

-2,3%

CRB

 

325,910

2,510

0,8%

6,8%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

640,75

1,25

0,2%

-0,9%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

1279,00

2,25

0,2%

6,7%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

641,00

-0,75

-0,1%

-1,8%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

203,60

1,55

0,8%

-10,8%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2357,00

13,00

0,6%

11,8%

Đường Mỹ

US cent/lb

26,19

0,25

1,0%

12,7%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

35,338

-0,218

-0,6%

26,6%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1715,10

-7,90

-0,5%

22,1%

Palladium Mỹ

USD/ounce

710,75

-7,65

-1,1%

8,3%

Cao su Tokyo

Yen/kg

339,9 yen (4,24$)

-0,9 Yen

 

 

Cao su Thượng Hải

NDT/tấn

29.215 (4.600$)

-20 NDT

 

 

Nguồn tin: Reuters

ĐỌC THÊM