Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Vấn đề tăng trưởng

Trên “sân khấu" toàn cầu hiện nay, Trung Quốc đã trở thành quốc gia luôn được tính đến mỗi khi người ta nhắc về khái niệm “cường quốc kinh tế". Nhưng nhìn gần hơn một chút, có rất nhiều bằng chứng sống động và lý do giải thích cho việc quốc gia đông dân nhất thế giới này vẫn còn một khoảng cách rất xa so với sự phát triển của các cường quốc kinh tế thực sự.

 

Trung quốc sẽ “soán ngôi" của Mỹ?

Sau nhiều năm nỗ lực, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cất cánh ngay sau khi chính phủ nước này phát động cải cách lớn trong năm 1978. Từ đó tới nay, quốc gia này luôn đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 10% mỗi năm.

Chỉ trong thập kỷ qua, vị trí của TQ đã vượt lên 4 nấc, vượt qua Pháp, Anh, Đức và Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.

Với khoảng 7,9 nghìn tỷ USD trong "túi", Trung Quốc chiếm khoảng 1/10 hoạt động kinh tế toàn cầu.

Khi nói về lĩnh vực xuất khẩu và chế tạo, Trung Quốc đã vượt Mỹ. Các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs còn cho rằng quy mô kinh tế của nước này có thể vượt qua Mỹ vào năm 2027.

Toàn bộ Trung Quốc đang chuyển mình và trải qua một sự biến đổi khổng lồ, đưa hàng triệu người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo. Những thay đổi này trải rộng từ khu vực nông thôn tới thành thị, lương bổng cũng được điều chỉnh tăng dần. Đó là lý do một phần tại sao sức tăng tưởng của Trung Quốc vẫn còn nóng như vậy.

Việc những thị dân Trung Quốc mua và sử dụng những thứ hàng hóa xa xỉ như túi Louis Vuitton hay iPhones,… có lẽ không còn xa lạ gì. Thu nhập trung bình của mỗi hộ dân là 3000 USD/người/năm ở thành phố và chỉ có 900 USD/người/năm ở nông thôn, theo số liệu năm 2010 của Tổng cục Thống kê Trung Quốc.

Vẫn chưa là nước phát triển

Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh như hiện nay, ngày càng có nhiều người cơ hội được cải thiện mức sống. Nhưng việc thay đổi đó phải mất thời gian rất nhiều năm. Ngoài ra, những lợi ích và thành tựu mà sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc mang lại không chia đều cho 1,4 tỷ người dân nước này. Gần đây, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo, nền kinh tế Trung Quốc đang ở giai đoạn "hạ cánh mềm".

Thật vậy, khi chia bình quân, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc được ước tính là 9.143 USD cho mỗi đầu người vào năm 2012, TQ chỉ xếp hạng 91 trên thế giới theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. (Đây là con số được tính toán và điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt). Bởi vậy, Iran, Azerbaijan và Botswana - những nước được coi là đang phát triển còn có mức sống cao hơn.

Trong khi những thành phố ven biển như Thượng Hải, Thiên Tân và Thủ đô Bắc Kinh gây ấn tượng mạnh mẽ về sự giàu có và mức sống cao tương đương với những nước tiên tiến thì hầu hết các khu vực nông thôn và miền núi lại có cuộc sống nghèo hơn nhiều". Vikram Nehru, một trợ lý cho chương trình của Quỹ Carnegie tại Châu Á nói.

Nehru ước tính khoảng 200 triệu người dân Trung Quốc có mức sống dưới 2 USD mỗi ngày. Con số này tương đương với 2/3 dân số Mỹ. Chính phủ Trung Quốc đã cho biết kế hoạch GDP năm nay của họ là 7.5%, một sự giảm nhẹ sau rất nhiều năm tăng trưởng trên 10%. Với tỷ lệ này, có thể cho tới 2018 hoặc 2019, nền kinh tế Trung Quốc mới vươn tới con số 15.000 USD theo đầu người - đánh dấu mốc tối thiểu cho một nền kinh tế phát triển.

Nguồn tin: CNN Money

ĐỌC THÊM