Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ai nắm giữ quyền lực trên thị trường dầu hiện nay?

Trong số các nhà phân tích suy đoán về việc liệu giá dầu sẽ tăng hay giảm, các nhà quan sát có lẽ đang bỏ qua một số câu hỏi cấp bách về bản chất của thị trường dầu toàn cầu. Quan trọng nhất của những câu hỏi này liên quan tới việc liệu Ả rập Xê út có mất đi việc cầm cương thị trường dầu mỏ toàn cầu hay không và liệu các nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt của Mỹ có đang thay thế Saudi để trở thành nhà sản xuất toàn cầu chủ chốt?

Vào giữa những năm 70, Vương quốc Ả-rập Xê-út đã sử dụng quyền lực để tác động đến giá dầu bằng cách mở hay tắt nguồn cung. Hiện nay, sau 44 năm, kịch bản đã hoàn toàn khác. Trên thực tế, hiệp định Vienna gần đây, nơi các nhà sản xuất OPEC và ngoài OPEC đồng ý cắt giảm 1,8 triệu thùng dầu, và bây giờ có thể mở rộng thêm, là dấu hiệu của sự suy yếu bên trong. Năm 2014 khi Saudi Arabia từ chối cắt giảm sản xuất để bình ổn giá, mà thay vào đó là tăng sản xuất để bảo vệ thị phần, một cuộc chiến giá dầu đã bắt đầu. Nhưng chiến lược để tiêu diệt các nhà sản xuất chi phí cao đã thất bại. Sản lượng của Mỹ vẫn tiếp tục tăng, trong khi nền kinh tế của Ả-rập Xê-út đang bị mất nguồn thu từ dầu. Các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ dường như đang hồi phục thị phần và đã xoay sở để hạ mức giá hòa vốn thông qua một cuộc cách mạng công nghệ.

Chào mừng đến với kỷ nguyên “fracking 2.0”, nơi một “người trung thành với công ty” ở cách xa giàn khoan dầu 100 dặm có thể hướng dẫn cho công nhân của mình thông qua một ứng dụng gọi là “ISteer.” EOG Resources, một trong những công ty dầu khí độc lập lớn nhất ở Mỹ và được xếp hạng là nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 5 của Texas, đang làm điều kỳ diệu vì nó vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, EOG có thể khoan các giếng khoan ngang chỉ trong vòng 20 ngày, giảm từ 38 ngày vào năm 2014. Công ty đã khai thác một lượng dầu nhất định bất chấp sự sụt giảm của giá.

Đồng thời, chi phí sản xuất cho mỗi thùng dầu của các nhà khai thác dầu đá phiến ở Mỹ đã giảm. Rystad Energy nói rằng chi phí hòa vốn cho dầu đá phiến của Mỹ bây giờ là 35 USD/thùng. Chỉ mới gần đây chi phí này cao gấp 3 lần so với các nhà sản xuất Trung Đông và không phải phương Tây và tỷ lệ cạn kiệt đối với các nhà sản xuất này nghiêm trọng hơn nhiều. Nhưng hiện nay tỷ lệ hồi phục, từ 5% lên 12%, và có thể đạt 25% trong những năm tới. Nó không phải là vấn đề nếu khi cuộc cách mạng công nghệ này mở rộng ra khắp các khu vực sản xuất dầu ngoài Trung Đông. Có chứng cớ rõ ràng về sự gia tăng sản lượng dầu đã nói ở trên, với EIA dự báo sản lượng dầu thô hàng ngày của Mỹ là 9,2 triệu thùng trong năm nay. Dự báo sẽ đạt 9,7 triệu thùng/ngày vào năm 2018. Sự gia tăng của giá dầu và sản lượng của Mỹ là tỷ lệ thuận. Đây là một trong những lý do khiến cho khi giá hồi phục trong vài tháng qua, thì chúng ta đã chứng kiến một sự gia tăng kỷ lục trong lượng dầu tồn kho.


Trong khi Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng, thì Saudi Arabia không có lựa chọn nào khác ngoài việc hạn chế sản xuất và ổn định giá dầu khi hơn 90% doanh thu của họ phụ thuộc vào xuất khẩu dầu. Vào năm 2015, Ả rập Xê út đã dùng đến dự trữ ngoại hối với một tốc độ nguy hiểm, điều mà có thể tạo áp lực lạm phát. Trợ cấp chính phủ cùng các khoản trợ cấp công đã giảm xuống trong khi lương và số ngày nghỉ bị cắt giảm. Phó Hoàng Thái tử, Muhammad Bin Salman, đối mặt với một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn: ổn định nền kinh tế hay đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội. Do đó, Vương quốc này đã nỗ lực tự tách mình khỏi dầu, đưa ra "Tầm nhìn Saudi 2030" và "Kế hoạch chuyển đổi quốc gia năm 2020." Kế hoạch IPO được lên kế hoạch của Saudi Aramco, công ty dầu khí quốc gia, là một phần trong chiến lược phục hồi của Vương quốc. Bằng cách bán 5% cổ phần của công ty này, theo ước tính có trị giá một nghìn tỷ đôla Mỹ (đủ để mua cùng lúc Google, Apple, Berkshire Hathaway và Microsoft), Vương quốc Saudi dự kiến sẽ thành lập quỹ chủ quyền lớn nhất thế giới. Một bước đi như vậy sẽ đa dạng hóa nền kinh tế và có thể loại bỏ mối đe dọa lớn nhất của Vương quốc: bất ổn xã hội. Và bây giờ cắt giảm sản xuất với tỷ lệ tuân thủ hơn 90%, Saudi có thể cảm thấy an toàn hơn. Quả thực, theo các báo cáo, nền kinh tế Saudi đã bắt đầu phục hồi.
Hiệp định của OPEC sẽ hết hạn sau sáu tháng đầu năm 2017, có thể sẽ được kéo dài thêm sáu tháng nữa, do tầm quan trọng của giá dầu đối với nền kinh tế của Ả-rập Xê-út, nghĩa là là sự khác biệt giữa sự sống còn và sự phá hoại.

Một động thái tích cực khác từ Ả-rập Xê-út là giảm thuế cho Saudi Aramco từ 85% xuống 50%. Điều này sẽ giúp nâng cao giá trị của Aramco, vốn là nguồn thu nhập chính của nước này. Ả rập Xê út có vẻ như phải chịu chấp nhận thực tế rằng họ không còn kiểm soát được thị trường dầu mỏ nữa mà thay vào đó là tập trung vào nỗ lực bảo vệ nền kinh tế của mình.

Số lượng giàn khoan gia tăng, tồn kho phình to, tiến bộ trong công nghệ dầu đá phiến cùng với tình trạng thừa cung hiện nay. Đây là một số dấu hiệu cho thấy, mặc dù các nhà sản xuất của OPEC đã cố gắng ổn định thị trường nhưng các nguyên tắc cơ bản vẫn không thay đổi và các nhà sản xuất Mỹ đang giành lại sức mạnh của họ. Nếu xu hướng này tiếp tục, chúng ta sẽ thấy Mỹ nổi lên như một nhà sản xuất chủ động mới?

Trong thế giới của dầu có lẽ có hai nhà sản xuất nắm quyền hiện nay. Một bên trẻ và đang trưởng thành trong khi bên kia đang phải vật lộn để theo kịp thời đại.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM