
Tăng trưởng kinh tế lành mạnh có thể tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu và nhiên liệu châu Á trong những thập kỷ tới, nhưng xu hướng tăng mạnh của giá dầu thô thế giới trong năm nay và sự sụt giảm mạnh trong tiền tệ gần đây ở các thị trường mới nổi châu Á có thể tác động lên niềm tin tiêu dùng khu vực trong ngắn hạn, các nguồn tin thị trường và công nghiệp cho biết hôm thứ Ba.
Các nền kinh tế ngoài OECD và thị trường mới nổi Châu Á tiếp tục tăng trưởng GDP hơn 4% một năm. Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt, sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ của châu Á ít nhất trong trung hạn, Chủ tịch Bộ phận Tiếp thị và Lọc dầu của Reliance Industries, Harish Mehta cho hay tại Hội nghị Dầu khí châu Á Thái Bình Dương S&P Global Platts tại Singapore.
"Tin tốt cho các nhà máy lọc dầu là chỉ riêng Ấn Độ, nhu cầu dầu sẽ không giảm xuống trong vài thập kỷ tới", Mehta nói, cho thấy rằng nhu cầu dầu và dầu thô của nước tiêu thụ lớn nhất Nam Á sẽ tăng lên 480 triệu tấn vào năm 2040.
Tuy nhiên, chi phí tăng và lạm phát giá nhiên liệu bị đẩy mạnh bởi sự mất giá mạnh mẽ của các đồng tiền châu Á có thể ảnh hưởng đến các mô hình chi tiêu của người tiêu dùng, các nhà điều hành ngành công nghiệp và các quan chức hàng đầu cho biết trong cuộc thảo luận tại hội nghị.
"Chúng ta không chỉ chứng kiến giá dầu quốc tế tăng mà cả tiền tệ trong thị trường mới nổi châu Á cũng đang suy yếu nhanh ... dẫn đến giá tiêu dùng tăng nhanh chóng tại trạm bơm", Giám đốc Thị trường Năng lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Keisuke Sadamori, cho biết.
Keisuke nói thêm rằng gánh nặng chi phí ngày càng tăng đối với người tiêu dùng ở các nền kinh tế châu Á mới nổi cuối cùng sẽ làm giảm nhu cầu dầu và nhiên liệu của khu vực này trong tương lai gần.
Giám đốc quản lý kiêm trưởng ban hàng hóa toàn cầu tại Citi Research Edward Morse cho biết một khoản lớn vốn cổ phần và các quỹ nước ngoài đã nhanh chóng chảy ra khỏi khu vực này, đẩy nhanh sự suy yếu tiền tệ trong các nền kinh tế châu Á mới nổi.
"Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng nhu cầu dầu ở các nền kinh tế châu Á đang nổi lên trên thị trường," Morse nói.
Mehta của Reliance cũng thừa nhận rằng giá dầu thô tăng gấp đôi và đồng rupee giảm đã đẩy giá xăng bán lẻ tăng mạnh gần đây ở Ấn Độ.
Đồng tiền Ấn Độ vẫn là một trong những đồng tiền kém lớn nhất trên thị trường ngoại hối châu Á trong năm nay. Đồng rupee chạm mức thấp kỷ lục 73,01 ruppe đổi được 1 đô la Mỹ vào ngày 10 tháng 9, giảm 16% kể từ đầu năm 2018.
Số liệu mới nhất từ công ty dầu mỏ quốc doanh Indian Oil Corp. của Ấn Độ cho thấy xăng không chì ở New Delhi có giá trung bình 80,94 ruppe/lít trong tháng 9, cao hơn 4,7% so với mức trung bình 77,33 rupee/lít trong tháng 8.
Trong nửa đầu năm nay, giá bán lẻ tại thành phố trung bình là 73,84 rupee/lít, số liệu cho thấy.
Sadamori của IEA cũng cho biết nhiều nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi sự duy giảm tiền tệ mạnh mẽ gần đây, bao gồm Indonesia, gần đây mới loại bỏ trợ cấp nhiên liệu của chính phủ.
Chính phủ Indonesia đang phải đối mặt với nhiều khó khăn làm gia tăng chóng mức thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này chủ yếu do sự mất giá mạnh của đồng rupiah và xu hướng tăng mạnh của giá dầu thô quốc tế.
Đồng rupiah đã giảm xuống dưới 15.300 rupiah đổi được 1 đô la Mỹ vào đầu tháng này để đạt mức thấp nhất trong vòng 20 năm, trong khi đó, kỳ hạn hợp đồng front month Brent ICE tăng trên 80 đô la một thùng vào đầu tuần này để đạt mức cao gần bốn năm.
Nguồn cung thắt chặt ở Châu Á
Niềm tin tiêu dùng mong manh có thể không nhất thiết làm trì trệ trong xu hướng lạc quan của thị trường xăng châu Á rộng lớn hơn trong quý 3, với nguồn cung khan hiếm góp phần làm tăng giá và chênh lệch tiền mặt trên thị trường giao ngay khu vực.
Giá xăng FOB Singapore 92 RON đạt mức cao nhất trong bốn tháng hôm thứ Hai, khi nó được định giá ở mức 89,19 usd/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 22/5 khi FOB Singapore 92 RON được định giá ở mức 89,78 usd/thùng.
Giá vẫn duy trì ở mức trên 80 usd/thùng kể từ ngày 23/7.
Tại Trung Quốc, xuất khẩu xăng trong tháng 9 dự kiến sẽ giảm do lợi nhuận tốt hơn trên thị trường nội địa, làm thắt chặt hơn nữa nguồn cung ở thị trường xăng châu Á.
Xuất khẩu theo kế hoạch trong tháng 9 dự kiến thấp hơn ít nhất 168.000 tấn so với tháng 8, trong khi mùa tiêu thụ cao điểm của Trung Quốc thường là tháng 9-10 và hãng dầu khí quốc doanh Trung Quốc Sinopec vừa mới mua năm lô hàng xăng kích thước tàu Medium Range để nhập khẩu trong tháng 9 và giao tháng 10.
Ngoài ra, các kho dự trữ sản phẩm chưng cất nhẹ trên đất liền, chủ yếu là xăng và chất pha trộn, tại Singapore, nước có công suất tích trữ dầu thương mại lớn nhất châu Á, đạt mức thấp nhất trong chín tháng rưỡi cho tuần kết thúc ngày 12/9, dữ liệu của International Enterprise Singapore phát hành hôm thứ Năm tuần trước cho thấy.
Nguồn: xangdau.net