Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

BP nói rằng dầu tăng vọt có thể nahnh chóng biến mất do căng thẳng Mỹ-Trung

Nhà đầu cơ giá lên được cổ vũ bởi triển vọng giá dầu 100 đô la. Đà tang9 vọt về giá này có thể chỉ trong ngắn ngủi.

Đó là theo Janet Kong, người đứng đầu bộ phận kinh doanh châu á của người khổng lồ BP Plc. Bất kỳ sự tăng đột biến nào dựa trên sự mất đi nguồn cung của Iran do các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ không bền vững trong thời gian dài, bà nói. Đó là bởi vì tác động tiêu cực đến nhu cầu từ một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa được định vào giá thành dầu thô.

Nhận xét của Kong trái ngược với quan điểm của các quan chức tại các hãng buôn dầu mỏ lớn như Trafigura Group và Mercuria Energy Group Ltd., đã cho rằng ​​một cuộc khủng hoảng cung dầu thô sẽ kéo giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu lên 100 usd/thùng lần đầu tiên sau 4 năm. Trong những tuần gần đây, giá dầu đã phần lớn bỏ qua căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang leo thang, với suy đoán về tác động của các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran thống trị tâm lý nhà đầu tư.

"Thị trường hiện rất cố định về sự mất các thùng dầu trong nguồn cung," Kong, giám đốc điều hành Đông Bán Cầu của tập đoàn cung cấp và giao dịch BP cho biết. "Thị trường đã bỏ qua kết quả của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, điều đó có thể tác động đến nền kinh tế toàn cầu, sự tăng trưởng của Trung Quốc và nền kinh tế khu vực ở châu Á", bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại Singapore hôm thứ Hai.

Dầu Brent tăng lên mức trên 80 usd/thùng hôm thứ Hai sau khi OPEC và các đồng minh phát tín hiệu không vội vã để tăng sản lượng bất chấp áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu hạ giá dầu. Đà tăng gần đây của dầu thô đã thúc đẩy một sự phân hóa từ các mặt hàng khác như đồng, vốn đang chịu sức ép giảm giá vì lo ngại rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ bị xói mòn bởi một cuộc chiến thương mại không có dấu hiệu nới lỏng.

Khoảng 200 tỷ đô la các sản phẩm Trung Quốc đã phải chịu mức thuế tăng của Mỹ  vào trưa thứ Hai theo giờ Bắc Kinh, sau khi 50 tỷ đô la hàng hóa bị áp thuế hồi đầu năm nay. Quốc gia châu Á này cho biết họ sẽ không tổ chức các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ trừ khi Trump ngừng các mối đe dọa.

Trong khi có thể có một " sự thắt chặt đáng kể" trong thị trường trong ba đến sáu tháng tới với sự biến mất của xuất khẩu dầu của Iran, nhu cầu có thể bị ảnh hưởng vào năm tới do cuộc chiến thương mại, Kong nói. Ngoài ra, trong vòng 12 tháng tới, nguồn cung có khả năng tăng lên khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC tăng sản lượng và Mỹ bơm thêm dầu trong năm 2019 sau khi nâng sản lượng thêm 1,3 triệu thùng một ngày trong năm nay.

Căng thẳng thương mại leo thang đang đe doạ làm trật đà tăng trưởng toàn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã cảnh báo hồi tháng 7. Điều đó có thể dẫn đến sự sụt giảm toàn cầu về nhu cầu dầu từ 150.000 đến 200.000 thùng một ngày, Kong cho biết.

Tuy nhiên, sự thiếu rõ ràng về mức sụt giảm dầu của Iran do các lệnh cấm vận của Mỹ sẽ giúp hỗ trợ giá trong ngắn hạn, bà nói. Nếu mức thiệt hại cao đáng kể, đến 1,5 triệu thùng mỗi ngày hoặc nhiều hơn, thì thị trường sẽ trải qua một cú sốc trong ba tháng cuối năm nay.

“Nhưng điều đó thực sự bền vững không? Tôi nghi ngờ điều đó, ”Kong nói.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM