Samba Financial Group cho hay, dầu thô Brent có thể đạt mức trung bình 57 USD/thùng trong năm nay, nếu việc mở rộng thêm 6 tháng hiệp ước cắt giảm sản lượng của OPEC được ký kết.
Năm tới, dầu Brent có thể có mức trung bình cao hơn - 62USD, một báo cáo gần đây của Samba cho thấy.
Samba lưu ý: "Thời điểm tái cân bằng thị trường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của dầu mỏ đá phiến ở Mỹ, và liệu tốc độ suy giảm toàn cầu ở các khu mỏ khai thác hiện có có thể bù đắp được bởi đầu tư mới hay không.”
Trong ngắn hạn, có một loạt của các dự án hiện có theo một cách nào đó sẽbù đắp tốc độ cạn kiệt, nhưng sự sụt giảm đầu tư trong giai đoạn 2014-2016 sẽ bắt đầu tác động giảm sản xuấtsau đó. Trong thời gian chờ đợi, giá có thể không ổn định khi phản ứng với sự di chuyển của tồn kho, Samba nói.
Giá đã được giao dịch trong một phạm vi hẹp khoảng 55 USD cho Brent kể từ đầu năm, báo cáo cho biết.
Mức trung bình cho cho đến nay là 56 USD, mức tăng khá tốt từ mức trung bình 47 USD cho năm 2016, nhưng rõ ràng vẫn cách khá xa mức 100 USD trước đó.
Trong khi các thị trường giao ngay, và đặc biệt là mức tồn kho, đang điều chỉnh dần dần, các nhà đầu tư tin tưởng rằng việc cắt giảm sản xuất của OPEC sẽ cải thiện sự tái cân bằng giá cả.
Vị thế mua trong hợp đồng dầu tương lai đạt mức cao kỷ lục vào giữa tháng 2, với các nhà quản lý tiền hiện đang nắm giữ khoảng 1 tỷ thùng các hợp đồng tài chính dầu thô.
Đây là mức cao gấp 10 lần lượng dầu thô giao ngay hàng ngày trên thế giới, và mặc dù đầu tư này hiện đang hỗ trợ cho giá dầu, nhưng nó cũng dễ gây tổn thương giá cả khi niềm tin nhà đầu tư thay đổi, có thể dẫn đến sự biến động lớn hơn và đà rơi tự do trong giá cả, báo cáo nói.
Trong khi đó, dầu kỳ hạn đang chuyển sang mô hình " backwardation" khi hợp đồng giao ngay và giao tháng gần có giá cao hơn hợp đồng trong những tháng sau đó.
Nguyên nhân chính cho quan điểm giá tăng chung trên thị trường dầu là do Opec đang đạt được sự tuân thủ kỷ lục với hiệp ước cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày.
Hiệp ước này thiết lập mức mục tiêu sản xuất của mỗi thành viên trong 6 tháng sẽ bắt đầu vào tháng Một, và một viễn cảnh có thể kéo dài thêm 6 tháng nữa nếu tồn kho dầu không giảm như kỳ vọng.
Dựa trên số liệu sẵn có của Bloomberg, việc tuân thủ cắt giảm của Opec đã đạt mức tuân thủ kỷ lục 100% trong tháng Một.
Nhà sản xuất chủ chốt, Saudi Arabia đã cắt giảm sản lượng mạnh mẽ hơn mức mục tiêu, cũng như Qatar và Angola, theo báo cáo của Samba.
Báo cáo cho biết việc tuân thủ Iran cũng gần như là 100%. Ủy ban Giám sát cũng đã tuyên bố rằng sự tuân thủ của các nhà sản xuất không thuộc Opec với mức cam kết giảm 0,6 triệu thùng/ngày hiện đang tuân thủ ở mức 66%.
Theo báo cáo, Nga là nước chiếm một cam kết cắt giảm ngoài OPEC, luôn tuyên bố rằng nước này sẽ cắt giảm dần dần, đây cũng là thành tựu "đáng chú ý", báo cáo nhận xét.
Nguồn: xangdau.net