Cuộc chiến giá cả đang diễn ra giữa các nhà sản xuất dầu hàng đầu ở Trung Đông và Mỹ có thể là nguyên nhân của cuộc chiến này.
Công ty dầu khí quốc gia National Iranian Oil Co. đã giảm giá chính thức cho doanh số bán hàng tháng Chín đến châu Á trên tất cả các loại dầu, một quan chức công ty dấu tên cho biết hôm thứ Sáu. Dầu thô nhẹ được bơm bởi nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC sẽ được bán với mức giá rẻ nhất trong vòng 14 năm so với loại tương tự từ thành viên đối thủ Saudi Arabia, theo số liệu của Bloomberg.
Quốc gia Vịnh Ba Tư này đang cắt giảm chi phí xuất khẩu so với nhà sản xuất số 1 của OPEC vào thời điểm người mua ở châu Á - khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - phải đối mặt với áp lực gia tăng từ Mỹ để ngừng mua hàng từ Nước Cộng hòa Hồi giáo này. Giá của dầu chua nặng trung bình - Iran Heavy và Forozan Blend - cũng đã được cắt giảm so với các loại tương tự của Saudi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000.
Giá dầu của Iran, cũng như khả năng xuất khẩu hàng hóa của quốc gia này, đang là tâm điểm chú ý sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu đạt được trong năm 2015 về tham vọng hạt nhân của Iran. Điều đó đã dẫn đến đồng tiền sụt giảm giá, gia tăng lạm phát và đặt nền kinh tế của đất nước này trên bờ vực sụp đổ.
Trong số các nhà nhập khẩu dầu và condensates Iran hàng đầu châu Á là Trung Quốc, đã từ chối yêu cầu của Mỹ về việc cắt giảm mua hàng. Ở những nước khác, người mua ở Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đang chờ kết quả của các yêu cầu miễn trừ trước đó.
Liên minh châu Âu vẫn quyết tâm duy trì thỏa thuận hạt nhân vì cho rằng hậu quả của việc từ bỏ hiệp ước này sẽ là “thảm họa”. Ấn Độ, thị trường dầu phát triển nhanh nhất thế giới và là một trong những khách hàng lớn nhất của Iran, đang chuẩn bị cho các nguồn cung thay thế và đang mua nhiều hơn nữa dầu thô Mỹ.
Trong khi đó, Saudi Arabia được cho là đã cung cấp thêm dầu thô bổ sung trên cơ sở nguồn cung hợp đồng cho một số người mua ở châu Á, sau khi nhà sản xuất cam kết sẽ lấp đầy bất kỳ khoảng trống nguồn cung tiềm năng nào trên thị trường. Iran đã sản xuất 3,75 triệu thùng/ngày trong tháng 7, giảm từ 3,79 triệu thùng/ngày trong tháng 6, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.
Nguồn: xangdau.net