Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các yếu tố chính chi phối giá dầu trước năm 2020

Diesel, nhiên liệu tàu biển (MGO) và nhiên liệu máy bay - được gọi chung là sản phẩm chưng cất trung gian - chiếm hơn một phần ba lượng dầu tiêu thụ toàn cầu. Được sử dụng trong vận tải đường bộ, vận tải biển, hàng không và sản xuất, các sản phẩm chưng cất trung gian có mối liên hệ mật thiết đến sự tăng trưởng kinh tế nhiều hơn so với bất kỳ phần nào khác của thị trường sản phẩm dầu mỏ.

Tồn kho của nhiên liệu chưng cất trung gian - một trong những sản phẩm lọc dầu quan trọng nhất - cũng quan hệ chặt chẽ với xu hướng giá dầu và hình dạng đường cong hợp đồng dầu tương lai, do đó tốc độ của nhu cầu chưng cất và mức tồn kho có thể là yếu tố quyết định chính cho những thay đổi giá dầu trong hai năm tới, nhà phân tích thị trường Reuters John Kemp viết.

Vào những lúc mở rộng hoạt động công nghiệp và tăng trưởng kinh tế, nhu cầu đối với sản phẩm chưng cất trung gian tăng, và tồn kho giảm. Nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay được duy trì, thì nhu cầu chưng cất sẽ tăng lên, nâng giá dầu thô. Nhưng giá dầu cao hơn sẽ làm tăng lạm phát và có thể khiến kinh tế chậm lại, hoặc nền kinh tế toàn cầu có thể chậm lại do căng thẳng thương mại, dẫn đến tồn kho chưng cất trung gian nhiều hơn, Kemp lập luận.

Năm ngoái, mức tiêu thụ sản phẩm chưng cất trung gian toàn cầu đạt 35,30 triệu thùng/ngày - phần lớn nhất, 36%, trong tổng tiêu thụ dầu 98,186 triệu thùng/ngày của thế giới, theo báo cáo Thống kê BP về Năng lượng Thế giới năm 2018.

Nhu cầu đối với sản phẩm chưng cất trung gian dự kiến ​​sẽ tăng trước khi có quy định siết chặt hơn về nhiên liệu được sử dụng trong ngành vận tải biển. Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã đưa ra ngày 1 tháng 1 năm 2020, như là ngày bắt đầu mà khi đó chỉ có dầu nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh thấp mới được phép sử dụng cho tàu. Những quy định nghiêm ngặt về hàm lượng lưu huỳnh của dầu nhiên liệu - nhằm giảm khí thải - sẽ làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chưng cất trung gian như dầu diesel và nhiên liệu tàu biển, do đó sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu thô, theo các nhà phân tích của Morgan Stanley. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu thô tăng thêm 1,5 triệu thùng/ngày, và có khả năng sẽ đẩy giá dầu lên 90 USD/thùng vào năm 2020, theo Morgan Stanley.

Trong khi nhu cầu dầu chưng cất trung gian sẽ là cốt lõi của quy định mới này, thì các sản phẩm chưng cất và mức tồn kho của chúng cũng có xu hướng liên quan lớn với đường cong giá Brent tương lai và giá Brent giao ngay.

Theo Kemp của Reuters, sự sụt giảm sản phẩm chưng cất đã có tương quan với những thay đổi của đường cong Brent nhiều hơn so với thay đổi tồn kho xăng.

Trong các giai đoạn sản phẩm chưng cất trung gian dư cung, như trong năm 1998/99, 2001/02, 2006, 2009/10 và 2015/16, tăng trưởng kinh tế chậm hơn và đường cong giá Brent tương lai đang ở trong mô hình contango lớn (giá kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn) – cho thấy tình trạng dư cung dầu thô và việc dự trữ dầu để bán trong tương lai có thể sinh lời.

Vào những thời điểm tăng trưởng kinh tế mạnh, tồn kho sản phẩm chưng cất trung gian rất ít và đường cong giá Brent tương lai rơi vào backwardation (giá giao kỳ hạn dài thấp hơn giá kỳ hạn ngắn), một dấu hiệu của một thị trường thắt chặt và không thiếu nguồn cung.

Trong chu kỳ giá dầu gần đây nhất, dự trữ sản phẩm chưng cất cao trong năm 2015 và 2016, khi tình trạng dầu thừa thế giới ở mức cao và giá dầu ở mức thấp kỷ lục. Trong năm 2017, khi giá dầu bắt đầu tăng, và tồn kho – trong đó có sản phẩm chưng cất- bắt đầu giảm, thì đường cong Brent quay trở lại backwardation, đó là một trong những mục tiêu chính (và chính thức được tuyên truyền) của việc cắt giảm sản lượng của OPEC.

Hiện tại, các kho dự trữ nhiên liệu chưng cất của Mỹ đang ở mức thấp trong thời gian này trong năm, EIA cho biết tuần trước. EIA ước tính rằng tiêu thụ nhiên liệu chưng cất của Mỹ đã tăng 5 phần trăm so với cùng kỳ năm 2017, phần lớn là do gia tăng hoạt động vận tải đường bộ, đây là lĩnh vực sử dụng nhiên liệu diesel hàng đầu. "Nhu cầu về dịch vụ vận tải đường bộ có xu hướng tương quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế và hoạt động công nghiệp, cả hai đều cao hơn trong nửa đầu năm 2018 so với nửa đầu năm 2017", EIA cho biết.

Quy định vận tải biển sắp tới là một trong những yếu tố sẽ quyết định tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu chưng cất trung gian. Một yếu tố nữa là tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nếu sự mở rộng kinh tế hiện tại tiếp tục, thì nhu cầu chưng cất trung gian sẽ bùng nổ và dẫn đến giá dầu cao hơn. Nhưng giá dầu cao hơn sẽ không được thoải mái quá lâu và sẽ làm giảm sự tăng trưởng nhu cầu dầu, dẫn đến chu kỳ giá dầu tiếp theo.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM