Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu giảm giá ngày thứ 2 vì suy thoái có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu

Hôm qua 3/2 là ngày thứ 2 dầu thô giảm giá (tính từ thứ 6 tuần trước) do có dấu hiệu việc sản xuất tại 2 nền kinh tế tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới trong tháng trước đã co hẹp lại, làm giảm nhu cầu về nhiên liệu.

Dầu giảm giá trước khi một bản báo cáo của Instute for Supply Management ngày hôm qua cho thấy nền sản xuất tại Mỹ, nước tiêu dùng dầu mỏ lớn nhất thế giới, trong tháng 2 đã suy giảm. Sản xuất ở Trung Quốc cũng đã thu hẹp trong 7 tháng vừa qua (tháng 2 là tháng thứ 7). Giá cũng giảm do thị trường chứng khoán sụt giảm và đồng dollar tăng lên, làm giảm sức hấp dẫn của những hàng hóa trả bằng dollar.

“Vẫn có những mối lo ngại về nhu cầu do tình hình kinh tế ảm đạm”, Andrey Kryuchenkov, một nhà phân tích của VTB Capital ở Luân Đôn, cho biết. “Giá dầu đang lên xuống theo thị trường chứng khoán và đồng dollar mạnh hơn đang là gánh nặng cho giá dầu.”
 
Dầu thô giao tháng 3 tại phiên giao dịch điện tử trên sàn New York Mercantile đã giảm mất 2,42$, hay 5,4% xuống 42,34$/thùng. Trước đó lúc 11h41 giờ Luân Đôn là 42,40$/thùng. Tính đến thời điểm này giá đã giảm 70% so với mức kỷ lục 147,27$/thùng hôm 11/7 năm ngoái.
 
Dầu thô brent giao tháng 3 tại sàn London’s ICE Futures Europe cũng giảm tới 2,05$, hay 4,4% xuống 44,30$/thùng. Trước đó là 44,33$/thùng lúc 10h01 giờ địa phương.
 
Chỉ số của Institute for Supply Management’s trong tháng 2 đã giảm xuống còn 34 so với mức 35,6 hồi tháng trước, theo ước tính của các nhà phân tích trước khi bản báo cáo của cơ quan này được công bố. Con số 50 là ranh giới giữa tăng lên và giảm xuống.
 
Đồng dollar mạnh hơn
 
“Những điều tiêu cực nằm sau các số liệu kinh tế vẫn chưa hề qua đi,” Jonathan Kornafel, một giám đốc người châu Á tại Hudson Capital Energy ở Singapore, cho biết. “Nếu Mỹ không mua dầu, họ cũng sẽ không mua những thứ khác, và điều này ảnh hưởng đến sản xuất ở châu Á, và sản xuất ở châu Á tác động đến nhu cầu xăng và dầu đốt ở khu vực này.”
 
Đồng dollar đã tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần so với đồng euro, lên 1,2602$/euro lúc 11h34 sáng tại Luân Đôn, trong khi tuần trước tại New York là 1,2669$/euro. Đồng dollar lên giá làm giảm tính hấp dẫn của hàng hóa khi các nhà đầu tư đang trong trạng thái phòng vệ đối với lạm phát.
 
Dầu cũng giảm giá vì thị trường chứng khoán ở châu Âu và châu Á và hàng hóa giao sau của Mỹ đột ngột sụt giá. Chỉ số MSCI  của 23 nước phát triển đã giảm 1,9% xuống còn 736,68, lúc 11h30 tại Luân Đôn.
 
Các nhà tuyển dụng tại Mỹ có thể sẽ cắt giảm nhân công khoảng 650000, nhiều nhất kể từ năm 1949, và tỉ lệ thất nghiệp hầu như chắc chắn đã tăng lên 7,9%, theo ước tính từ cuộc điều tra của Bloomberg News, trước khi các con số của bộ Lao động được công bố hôm 6/3 tới.
 
Tháng trước sản xuất tại Trung Quốc cũng co hẹp lại. Chỉ số CLSA China Purchasing Managers tăng từ 42,2 lên 45,1 (điều chỉnh do thời vụ) trong tháng 1, CLSA Asia – Pacific Markets cho biết. Con số này dưới 50 là biểu hiện sự suy giảm.
 
Các thành viên OPEC
 
Các thành viên tổ chức các xuất khẩu dầu mỏ thế giới OPEC – tổ chức cung cấp 40% dầu mỏ trên thế giới, đã đưa ra những tín hiệu mâu thuẫn về ý định của họ trong việc giảm sản lượng để nâng giá khi cuộc họp sắp tới tại Viên diễn ra hôm 15/3 tới.
 
Tổ chức này “rất có khả năng” sẽ giảm cung để nâng giá trong cuộc họp đó, bộ trưởng dầu mỏ của Algeria ông Chakib Khelil cho biết hôm 28/2 tại Algiers. Hôm kia 1/3, bộ trưởng dầu mỏ của Iran nói OPEC ít khả năng sẽ hạ mức sản lượng.
 
“Tôi không tin chúng ta sẽ lại thấy một đợt giảm khác nữa,” Gholamhossein Nozari cho biết tại website Iranian Students News Agency (thuộc chính phủ). “Trong cuộc họp này chúng tôi sẽ cần xem xét tình hình kinh tế năm 2009 và năm 2010.”
 
Dầu thô, loại đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm - 33,87$ hôm 19/12, đã tăng trở lại khi OPEC giảm cung. Tại cuộc họp mới đây nhất hồi tháng 12 năm ngoái, các nước thành viên đã thỏa thuận giảm 9% sản lượng, bắt đầu từ 1/1, mở rộng 2 quyết định giảm cung trước đó trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, làm căng thẳng tình hình ngân sách của các nước xuất khẩu dầu thô.

ĐỌC THÊM