Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Điểm tin thị trường xăng dầu thế giới hôm qua, 22/7/2022

DẦU THÔ CHỐT GIẢM DO THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC LO NGẠI VỀ NHU CẦU TIÊU THỤ

Giá dầu thô đã tăng vào đầu phiên thứ Sáu nhưng chốt phiên giảm nhẹ trước thông tin về sự suy yếu trong hoạt động sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, sự sụt giảm của chỉ số đô la vào thứ Sáu xuống mức thấp nhất 2-1/2 tuần là xu hướng tăng giá năng lượng. Ngoài ra, những lo ngại về nguồn cung cũng hỗ trợ cho giá dầu thô do dầu thô đi qua đường ống Keystone giảm.

Dầu thô WTI tháng 9 (CLU22) trong phiên thứ Sáu chốt giảm -1,65 USD (-1,71%) ở mức 94,70 USD/thùng. Còn Brent tháng 09 (CBU22) chốt giảm -0,66 USD (-0,64%) ở mức 103,20 USD/thùng.

NGA ĐỔ LỖI CHO CÁC LỆNH TRỪNG PHẠT CỦA PHƯƠNG TÂY KHIẾN NGUỒN CUNG KHÍ ĐỐT TỚI CHÂU ÂU THẤP HƠN

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm thứ Năm cho biết lưu lượng khí đốt của Nga giảm qua Nord Stream tới châu Âu là do hậu quả của các lệnh trừng phạt của EU đã tạo ra "khó khăn kỹ thuật" trong việc sửa chữa thiết bị cho đường ống.

TĂNG TRƯỞNG DOANH THU TỪ DẦU Ở TRUNG ĐÔNG SẼ CHẬM LẠI VÀO NĂM 2023

Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu chậm lại trong năm tới, giá lương thực tăng vọt, và lo ngại suy thoái ở các nước nhập khẩu dầu lớn được cho là sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế ở Trung Đông, nơi các nhà sản xuất dầu lớn đang tận hưởng doanh thu cao từ dầu và sự tăng trưởng cao nhất trong năm nay.

Tăng trưởng trong GCC dự kiến sẽ ở mức 6,2% trong năm nay, theo một cuộc thăm dò của Reuters với các nhà kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ chậm lại trong năm tới, xuống còn 3,8% trên toàn GCC, các nhà kinh tế cho biết.

PUTIN ĐIỆN ĐÀM VỚI THÁI TỬ Ả RẬP XÊ ÚT ĐỂ THẢO LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ VÀ OPEC+

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman để thảo luận về thị trường dầu mỏ và OPEC+.

Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác trong OPEC+, đồng thời cho biết thêm rằng các thành viên OPEC+ đã liên tục hoàn thành nghĩa vụ của mình để duy trì sự cân bằng và ổn định trên thị trường năng lượng.

HOA KỲ HY VỌNG ÁP GIÁ TRẦN CHO DẦU CỦA NGA TRƯỚC CUỐI NĂM NAY

Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Wally Adeyemo cho biết tại một diễn đàn an ninh hôm thứ Tư, Hoa Kỳ hy vọng rằng sẽ có một thỏa thuận về việc giới hạn giá dầu của Nga trước tháng 12.

"Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng khi lệnh cấm bảo hiểm có hiệu lực, chúng ta đang áp mức giá trần mà có thể tham gia vào giới hạn giá toàn cầu giúp giảm giá năng lượng toàn cầu và cũng cho phép năng lượng của Nga chảy vào thị trường", Adeyemo phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado, được Reuters đưa tin.

NOVAK: NGA SẼ NGỪNG XUẤT KHẨU DẦU NẾU GIÁ TRẦN THẤP HƠN CHI PHÍ SẢN XUẤT

Nga sẽ không cung cấp dầu cho thị trường toàn cầu nếu mức giá trần đang được thảo luận áp ở mức thấp hơn chi phí sản xuất của Nga, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước hôm thứ Tư.

"Nếu giới hạn giá mà họ đang nói đến thấp hơn chi phí sản xuất dầu thô ... thì đương nhiên Nga sẽ không cung cấp dầu thô đó trên thị trường toàn cầu, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ không bơm dầu khi bị lỗ", hãng tin TASS của Nga dẫn lời ông Novak cho hay.

TÂY BAN NHA, BỒ ĐÀO NHA, HY LẠP PHẢN ĐỐI ĐỀ XUẤT CẮT GIẢM 15% MỨC SỬ DỤNG KHÍ ĐỐT CỦA EU

Những rạn nứt hơn nữa trong một mặt trận thống nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã phát sinh hôm thứ Năm, khi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp phản đối kế hoạch giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên của khối trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến mùa xuân năm sau.

HALLIBURTON CẢNH BÁO TĂNG TRƯỞNG FRACKING ĐÁNG KỂ CÓ THỂ LÀ BẤT KHẢ THI TRONG NĂM NAY

Fracking, hay bẻ gãy thủy lực, là một kỹ thuật khai thác dầu liên quan đến nước áp suất cao trộn với cát và hóa chất, được đưa vào đá ngầm được gọi là đá phiến để khai thác dầu và khí. Quá trình này đã được cách mạng hóa bằng cách khoan ngang vào những năm 1980 và 2000, biến Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới chỉ trong một đêm. Những công ty khoan đá phiến của Mỹ đã cho thấy họ có thể thúc đẩy sản xuất dầu nhanh như thế nào trong những năm qua. Nhưng sau vài năm thoái vốn và khử cacbon, thời hoàng kim của fracking đã qua.

Giám đốc điều hành của Halliburton Co., Jeff Miller đã xác nhận điều này với các nhà phân tích trong cuộc hội nghị qua điện thoại hôm thứ Ba. Ông cho biết thị trường thiết bị mỏ dầu quá eo hẹp đến nỗi các công ty khai thác dầu đang thảo luận về các dự án năm 2023.

Miller cho biết các công ty dầu không có đủ thiết bị fracking cho các giếng mới thuê trong năm nay. Ông cho biết thiết bị điện và động cơ chạy bằng dầu diesel đang thiếu hụt, "khiến việc tăng công suất gần như không thể tăng thêm trong năm nay."

GIÁM ĐỐC IEA: CHÂU ÂU PHẢI CẮT GIẢM SỬ DỤNG KHÍ ĐỐT 20% ĐỂ SỐNG SÓT QUA MÙA ĐÔNG

Sau khi kêu gọi tất cả các nước thành viên giảm tiêu thụ khí đốt xuống 15% trước nguy cơ Nga cắt hoàn toàn khí đốt, IEA cho biết Liên minh châu Âu sẽ cần phải cắt giảm nhiều hơn nữa để vượt qua mùa đông.

"Ngay cả khi không có một vụ sự cố nào, Châu Âu vẫn cần giảm lượng tiêu thụ khí đốt của mình khoảng 20% so với hiện nay để có những tháng mùa đông an toàn và bình thường", giám đốc IEA Fatih Birol cho biết, ban bố điều mà ông gọi là "màu đỏ cảnh báo” cho thị trường năng lượng.

Birol nói với CNN rằng vấn đề ngắn hạn với đường ống Nord Stream 1 có thể đã được giải quyết, nhưng “còn quá sớm để vui mừng về điều này”.

© 2022 Xangdau.net

ĐỌC THÊM