Sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ đặt ra một trở ngại cho đà tăng thêm của giá dầu.
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump với Trung Quốc, vẫn đang trong giai đoạn đầu, đã đánh hạ đồng nhân dân tệ. Đô la Mỹ đã tăng hơn 8% so với đồng tiền Trung Quốc kể từ tháng Ba. Như Reuters chỉ ra, tính theo g đô la, giá dầu Brent đã tăng 9% trong năm nay, nhưng tính theo nhân dân tệ, giá dầu hiện nay đắt hơn gần 14%.
Nhưng không chỉ có nhân dân tệ bị đánh hạ bởi đồng bạc xanh. Chỉ số đô la Mỹ đang ở mức mạnh nhất trong một năm, được hỗ trợ cùng với động thái siết chặt lãi suất từ cục Dự trữ Liên bang Mỹ và tăng trưởng GDP vững chắc.
Cũng có một chút hiệu ứng phản hồi. Khi Fed thắt chặt lãi suất và đẩy đồng đô la lên cao, đồng tiền của các thị trường mới nổi chịu những cú sốc đột ngột, đôi khi rất nghiêm trọng. Argentina, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi đã phá giá đáng kể đồng tiền của họ trong năm nay. Khi vốn rút khỏi một số thị trường mới nổi và chảy vào tài sản trú ẩn an toàn, chẳng hạn như đồng đô la Mỹ, thì nó chỉ càng phóng đại thêm sự chênh lệch giữa USD và các đồng tiền khác.
Vấn đề đối với nhiều thị trường mới nổi là giá dầu đã tăng lên cùng một lúc. Thông thường, giá dầu giao dịch ngược với đồng đô la Mỹ. Một đồng đô la mạnh hơn làm cho dầu đắt hơn nhiều đối với thế giới, vì vậy giá dầu thường giảm khi đô la tăng. Nhưng đồng đô la và giá dầu đã đi lên cùng chiều trong phần lớn thời gian năm nay. Điều này càng khắc sâu thêm sự khó chịu của người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Giá tăng mạnh đe dọa tới nhu cầu dầu. Ở một mức độ nào đó, các chính phủ trên toàn thế giới đang cố gắng làm cho tình hình bớt nghiêm trọng thông qua kìm hãm giá, trợ cấp nhiên liệu và hỗ trợ tiền tệ. Những can thiệp thị trường đó từ một số nước có thể giữ cho tăng trưởng nhu cầu dầu không giảm quá nhiều, Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho biết trong một lưu ý vào đầu tháng Sáu.
Nhưng những biện pháp đó làm tốn chi phí rất lớn đối với kho bạc nhà nước, và có thể không đủ để ngăn sự phá hủy nhu cầu và / hoặc suy thoái kinh tế. Sự ảnh hưởng đến nhu cầu dầu sẽ lớn hơn nhiều so với trường hợp nếu đồng đô la không tăng mạnh. Đối phó với giá dầu tăng là một chuyện, nhưng để những người lái xe ở các thị trường mới nổi chấp nhận mức giá hai con số tại các cây xăng, do đồng nội tệ suy yếu so với đồng đô la, là một chuyện hoàn toàn khác.
Ngay cả Donald Trump cũng hơi thận trọng với đồng đô la đang mạnh lên, thừa nhận rằng nó đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Mỹ. "Tôi không vui mừng", Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC tuần trước "Bởi vì đồng đô la đi lên và mỗi chúng đi lên, họ muốn tăng lãi suất một lần nữa. Tôi không thực sự - tôi không hài lòng về việc này. Nhưng đồng thời tôi cho phép họ làm những gì họ cảm thấy là tốt nhất. ”
Tuy nhiên, đó là một quan điểm kỳ quặc, bởi vì cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc đang giúp đẩy đồng đô la và đồng nhân dân tệ đi theo hai hướng ngược lại. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng đã có cơ hội nới lỏng sự kềm chế của mình đối với đồng nhân dân tệ, điều này sẽ cứu họ khỏi phải thổi một lượng lớn tiền dự trữ để giữ đồng tiền ổn định, như đã từng làm trong mùa hè năm 2015. Tất nhiên, Mỹ đã phàn nàn Trung Quốc trong nhiều năm, yêu cầu nước này bớt can thiệp để làm mất giá một cách giả tạo giá trị của đồng nhân dân tệ. Vì bây giờ đồng nhân dân tệ đang giảm, nên Washington không hài lòng. "Điều này thực sự cho thấy sự điên rồ của cuộc chiến tranh thương mại", Zhang Bin, một nhà kinh tế tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc. “Trung Quốc muốn thúc đẩy cải cách tỷ giá hối đoái dựa trên thị trường. Chẳng phải đây là điều mà nước Mỹ đang mong đợi hay sao? ”
Bởi vì Trung Quốc là một nước rất “đói” hàng hóa, trong đó có dầu thô, nên tác động kép của sự chậm lại trong nền kinh tế Trung Quốc cùng với đồng nhân dân tệ yếu hơn tạo ra những khó khăn mới cho thị trường dầu mỏ. Thực vậy, ngay cả khi giá dầu đã có sự điều chỉnh trong vài tuần qua, nhưng giá vẫn không tiếp tục trên một quỹ đạo đi xuống, ngay cả khi các mặt hàng khác đã phải trải qua một lộ trình sâu hơn. Chẳng hạn như, đồng đã giảm 18 phần trăm kể từ tháng Năm. Georgette Boele, nhà chiến lược tiền tệ và kim loại tại ngân hàng ABN Amro Bank NV, nói với Bloomberg: “Một cuộc chiến tranh thương mại đang xuất hiện và sự không chắc chắn về nhu cầu của Trung Quốc đè nặng lên giá hàng hóa và các loại tiền tệ liên quan”. Miễn là có sự lo lắng về Trung Quốc, thì hàng hóa sẽ vẫn dính líu với cuộc chiến thương mại."
Những gián đoạn nguồn cung ở Venezuela, Libya và Iran vẫn chưa thể có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nhiều. Nhưng sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ là một rào cản lớn. Nếu những tổn thất nguồn cung không thành hiện thực, thì có rất nhiều khả năng giá dầu sẽ lao dốc.
Nguồn tin: xangdau.net